Thế kỉ X-XV là giai đoạn vàng son chói lọi trong lịch sử dân tộc, là thời đại của hào khí Đông A với âm hưởng hào hùng của những cuộc chiến tranh vệ quốc chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Rất nhiều nhà thơ, nhà văn dùng ngòi bút của mình để tô thắm những chiến công huy hoàng đó, trong đó có nhà thơ Phạm Ngũ Lão với bài thơ "Tỏ lòng".
Phạm Ngũ Lão-một danh tướng thời Trần, một người văn võ song toàn, người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, trụ cột của vương triều nhà Trần. Khi vó ngựa quân Mông Cổ dày xéo đất nước, gieo rắc nỗi kinh hoàng khắp nơi, Phạm Ngũ Lão đã xuất quân theo tiếng gọi của triều đình đánh tan quân xâm lược hung hãn. Tráng chí ngất trời của đấng nam nhi và sức mạnh vô song của thời đại được Phạm Ngũ Lão thể hiện thành công qua bài thơ "tỏ lòng". Bài thơ cũng là bức tự hoạ, làm tâm sự sâu kín và trăn trở của danh tướng PNL.
Được viết vào năm 1284, khi vó ngựa xâm lược của quân Nguyên Mông dày xéo đất nước lần 3, nhà thơ PNL đã kết hợp chất sử thi, chất hiện thực và lãng mạn để tạo nên bức tranh kì vĩ, hoành tráng về tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân và dân nhà Trần. Đội quân đã khắc lên mình hai chữ "sát thát" nguyện hi sinh thân mình vì Tổ quốc. Nhan đề chữ Hán của bài thơ "thuật hoài" là tỏ lòng, bày tỏ khí phách, lí tưởng, khát vọng cao cả, hoài bão lớn lao của một vị tướng thời Trần chan chứa tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Hai câu thơ đầu là vẻ đẹp của người tráng sĩ đời Trần cũng là vẻ đẹp của thời đại:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu."
(Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.)
Với âm hưởng thơ chữ Hán vừa cổ kính, trang nghiêm, vừa hào hùng, chân dung và lí tưởng sống đẹp của người trai đời Trần đã đc tạc vào không gian vô cùng kì vĩ:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"
"Hoành" là ngang, "sóc" là giáo, cắp ngang ngọn giáo, cây trường giáo ấy như vừa đo bằng cả chiều ngang của non sông "giang sơn", như vừa mang kích thước thgian, chiều dài của lịch sử "kháp kỉ thu" ( mấy mùa thu ). Chỉ một câu thơ ngắn gọn, súc tích đã tái hiện chân dung, tư thế, cả ý thức và tinh thần trách nhiệm của người tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước, bato vệ non sông ròng rã mấy năm không nghỉ. Hình ảnh người tráng sĩ hiện lên với tầm vóc lớn lao, kì vĩ mang tầm vũ trụ, với 1 tư thế ngang tàn, hiên ngang, oai phong lẫm liệt, 1 chí khí bền bỉ, 1 hoài bão tung hoành của đấng nam nhi thời loạn lạc. Hình ảnh người trai đời Trần đó cũng chính là bức chân dung tự hoạ về mình của nhà thơ PNL. Hình ảnh thơ này làm ta nhớ đến hình ảnh người tráng sĩ trong bài "chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn:
"Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo"
Câu thơ ý chỉ xông pha ra trận, đối mặt với kẻ thù hung bạo chẳng khác gì "vào ngàn hang beo". Vậy mà tư thế của họ vẫn lẫm liệt uy nghi - một tư thế đẹp như những dũng sĩ trong huyền thoại. Đây chính là vẻ đẹp của lòng yêu nước cao độ, của lý tưởng xả thân đầy tinh thần tự nguyện, đáng ngưỡng mộ vì đất nước. Vẻ đẹp ấy còn đc thể hiện rõ ở sức mạnh của quân đội nhà Trần:
"Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"
(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
"Ba quân" là đội quân của nhà Trần gồm tiền quân, trung quân, hậu quân. "Tì hổ" là sức mạnh như hổ báo. "Khí thôn ngưu" có thể hiểu là sức mạnh có thể nuốt trôi trâu, cũng có thể là sức mạnh như vũ bão áp cả trời cao. Để làm nổi bật sức mạnh vô song ấy, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, ngôn ngữ phóng đại khoa trương, lối nói thậm xưng. Âm hưởng thơ hào hùng, mạnh mẽ, kết hợp giưax chất hiện thực, cảm hứng sử thi, cảm hứng lãng mạn, bay bổng, nhằm gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh "ba quân" cũng là hình ảnh của dân tộc, của thời đại, vừa có sức mạnh về vật chất, vừa có sức mạnh vô song về tinh thần. Đồng thời tạo nên một không gian chiến trận kì vĩ mang tầm vũ trụ. Đội quân nhà Trần điệp trùng ra trận với khí thế dũng mãnh, với tinh thần chiến đấu bừng bừng khí thế không kẻ thù nào ngăn cản nổi.Hai câu thơ đã tạo dựng hai hình ảnh: hình ảnh người tráng sĩ lồng trong hình ảnh "ba quân" cũng là hình ảnh dân tộc tạo nên vẻ đẹp thống nhất, hoành tráng, có tính chất sử thi. Qua đó còn thể hiện cảm hứng mãnh liệt, sảng khoái của nhà thơ về sức mạnh tuyệt vời của đội quân quyết chiến quyết thắng, vừa thể hiện cái chân thực của đất nước, cái hào khí của thời đại anh hùng: hào khí Đông A.
Nếu hai câu đầu, PNL bày tỏ niềm tự hài về chân dung người tráng sĩ về quân đội nhà Trần thì hai câu cuối là tâm sự của nhà thơ vê lí tưởng làm trai trong thời phong kiến:
"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu"
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)
Tráng sĩ "Bình nguyên" ra trận mang theo một ước mơ chát bỏng khát khao lập đc chiến công để đền ơn vua báo nợ nước, thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng. Nhưbgx tướng sĩ đời Trần luôn mơ ước, tự hào về nhiều chiến tích hiển hách. Hai câu thơ đã sử dụng điển tích điển cố về Vũ hầu Gia Cát Lượng để nói về công danh của nam nhi thời loạn, giặc dã. Quan niệm nhân sinh của thời đại phong kiến: làm trai phải có công danh, phải lập đc công lưu danh sử sách. Chí làm trai là phải trả đc món nợ công danh, nhờ quan niệm này mà PNL cùng dân tộc chiến đấu bền bỉ, lập đc chiến công. Công danh mà PNL nói đến là công danh đc làm nên bằng máu, bằng tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ công danh tầm thường, đậm màu sắc cá nhân mà là công danh vì dân tộc, vì đất nc. Vì thế công danh đã trở thành lý tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến. Sau này nhà thơ Nguỹen Công Trứ cũng khẳng định:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông."
Lập đc chiến công, trả nợ tang bồng thì phải xứng đáng là nam nhi đại trượng phu. Nợ công danh là một món nợ, một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả bằng cả xương máu và lòng dũng cảm. Muốn vậy thì họ phải rèn luyện binh thư, rèn luyện cung tên, chiến mã sẵn sàng chiến đấu. PNL ý thức rất rõ đấng nam nhi như mình dù đánh đông dẹp bắc biết bao mùa thu mà đất nước vẫn chưa yên bóng giặc, bản thân còn vương nợ với đời:
"Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu."
Câu thơ đầu cho thấy mối băn khoăn thường trực với dân tộc, bấy nhiêu điều đã làm cho dân cho nước nhưng chưa đủ, chưa thoả mãn. Từ suy nghĩ đó, trong tâm trạng nhà thơ PNL nảy sinh nỗi thẹn:
"Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu."
Câu thơ đã sử dụng điển tích về Vũ hầu Gia Cát Lượng. Nhà thơ "thẹn" vì cảm thấy mình chưa có tài mưu lược như Vũ hầu thời Hán giúp Lưu Bị trừ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn, chưa báo đáp đc cái ơn của chủ tướng. Đây là cái "thẹn" làm nên nhân cách cao cả, nhân cách lớn. Đây cũng là biểu hiện về ý thức trách nhiệm của một cá nhân, một công dân với vận mệnh Tổ quốc. Hai câu thơ đã gói trọn cảm xúc về cáo chí, cáivtaam của người anh hùng, cả ý thức phụng sự đất nước và hoài bão lập đc chiến công báo quốc-một biểu hiện của lòng yêu nước sâu sắc"Tỏ lòng" đc viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng thơ hùng tráng mang đậm chất sử thi, mang phong vị anh hùng ca, ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng thơ kì vĩ tráng lệ. Qua đó nhằn khắc hoạ vẻ đẹp và hoài bão lớn lao của một vị dũng tướng và khí thế hào hùng của cả một thời dại
BẠN ĐANG ĐỌC
Văn học lớp 10: Tỏ Lòng, Cảnh ngày hè
PoetryTỎ LÒNG + CẢNH NGÀY HÈ Phân tích bài thơ Tỏ lòng ( thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. Dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu B...