CSNN

8 0 0
                                    


CƠ SỞ NGÔN NGỮ

Trong Tiếng Việt, tổ hợp có tính cố định bao gồm:

- Các tổ hợp có trật tự ngược cú pháp: Văn học, hải quân, công nghiệp,...

- Các tổ hợp chứa các thành tố không hoạt động độc lập: Dưa hấu, giấy , dai nhách

Tính thành ngữ: Là khi ý nghĩa chung của tổ hợp là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành. Được phân loại thành:

1/ Thành ngữ: là ngữ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Trong đó nghĩa của chúng không phải được suy ra trực tiếp từ các thành tố cấu tạo nên nó, có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm.

2/ Quán ngữ: là từ ngữ cố định, dùng nhiều thành quen, có chức năng đưa đẩy, rào trước đón sau, nhấn mạnh hoặc liên kết các đoạn văn và các câu với nhau khi nói và viết.

3/ Ngữ cố định danh: là tổ hợp từ vốn ổn định về cấu trúc và ý nghĩa của các quán ngữ, nhưng chưa có ý nghĩa mang tính hình tượng như thành ngữ thường dùng.

4/ Những hiện tượng trung gian: là những đơn vị được cấu tạo theo lối thành ngữ nhưng tính tự do, kém ổn định và vẫn còn rõ nét

- Tính thành ngữ khá cao nhưng kém bền chắc về chỉnh thể cấu trúc: đắt như vàng, nhức như búa bổ, đen như cột nhà cháy,...

- Tính ổn định cấu trúc khá cao nhưng tính thành ngữ, tính nhất thể về nghĩa chưa cao (nghĩa do từng thành tố cộng lại): bàn mưu tính kế, suy đi tính lại, yêu trẻ kính già, mua quan bán tước,...

Nghĩa của từ: Là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa từ với những cái mà từ chỉ ra hay làm tín hiệu cho. Đó là liên hệ phản ánh, mang tính quy ước, được xây dựng bởi cộng đồng người bản ngữ. Nó có 2 mặt: mặt hình thức vật chất âm thanh và mặt nội dung ý nghĩa. Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng nên nghĩa của từ cũng không phải chỉ có 1 thành phần, 1 kiểu loại. Người ta phân biệt thành các thành phần nghĩa:

- Nghĩa biểu vật: là sự quy chiếu của từ vào sự vật mà nó làm tên gọi

- Nghĩa biểu niệm: là sự phản ánh các đặc trưng, thuộc tính được coi là bản chất nhất của sự vật vào trong ý thức con người

- Nghĩa ngữ dụng (hay nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ): là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói

- Nghĩa cấu trúc: là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng

Phân loại nghĩa của từ: Có 4 lưỡng phân

1/ Nghĩa gốc – Nghĩa phát sinh: dựa trên sự xuất hiện trước sau của nghĩa

2/ Nghĩa tự do – Nghĩa hạn chế: dựa trên ngữ cảnh mà bộc lộ

3/ Nghĩa trực tiếp – Nghĩa gián tiếp (nghĩa bóng): dựa trên ý định nói năng, mối quan hệ định danh giữa từ với đối tượng

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 15, 2016 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

CSNNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ