III. Tính chất hóa học ( giới hạn trong chương trình lớp 12)
1. Những chất phản ứng với Na (K) giải phóng H2 là: Ancol, phenol, axit , H2O
2. Những chất phản ứng dung dịch NaOH (KOH) là: phenol , axit , muối amôni , aminoaxit
3. Những chất phản ứng với dung dịch NaOH (KOH) khi đun nóng: là este ; dẫn xuất
4. Những chất phản ứng với CaCO3 , NaHCO3 giải phóng CO2 là: axit RCOOH
5. Những chất phản ứng với dung dịch axit HCl, HBr là : ancol, amin, anilin, aminoaxit, muối amoniRCOONH4, muối của amin RNH3Cl
6. Những chất có phản ứng với dung dịch AgNO3/ dd NH3 :- khi đun nóng có kết tủa Ag : (phản ứng tráng bạc ) : các chất có nhóm –CHO : RCHO , HCOOH , HCOOR , HCOONH4 , glucozơ , fructozơ , mantozơ .
7. Những chất có phản ứng với Cu(OH)2/NaOH
-Tạo thành muối, nước: là axit
- Tạo thành dung dịch có màu xanh lam: các chất có nhiều nhóm OH kế cận: như etilen glycol ; glixerol , glucozơ ;Fructozơ ; Mantozơ ; Saccarozơ.
- Khi đun nóng tạo thành kết tủa có màu đỏ gạch Cu2O là : các chất có nhóm –CHO
8. Những chất có phản ứng dung dịch nước brôm:
- làm mất màu dung dịch nước brôm: các chất không no có liên kết pi ( = ; ≡ ); andehit RCHO bị oxihóa bới ddBr2
- tạo kết tủa trắng: phenol; anilin
9. Những chất có phản ứng cộng H2 ( Ni) : các chất có liên kết pi: ( = ; ≡ ); benzen; nhóm chức andehit RCHO; Nhóm chức Xeton RCOR; tạp chức: glucozơ, fructozơ .
10. Các chất có phản ứng thủy phân : Tinh bột ; xenlulozơ ; mantozơ ; saccarozơ , peptit ; protein , este , chất béo
11. Các chất có phản ứng trùng hợp : những chất có liên kết đôi ( C=C) hay vòng không bền
12. Những chất có phản ứng trùng ngưng là : Các chất có nhiều nhóm chức.
13. Polime thiên nhiên: caosu thiên nhiên, tơ tằm, bông, xenlulozo , tinh bột
14. Polime nhân tạo ( bán tổng hợp ): tơ Visco, tơ axetat, xenlulozo trinitrat
15. Polime tổng hợp ( điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng) : các polime còn lại : PE, PVC....
16. Polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng: Nilon-6 , Nilon-7, Nilon-6,6, tơ lapsan, nhựa PPF
17. Polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp: ( còn lại ) : PE, PVC , Caosubuna , Caosu buna-S ,tơnitron....
18. Tơ có nguồn gốc xenlulozo : sợi bông , tơ Visco , tơ axetat
19. Tơ poliamit : Nilon-6 , Nilon-7 , Nilon-6,6
20. Tripeptit....polipeptit , protein lòng trắng trứng: có phản ứng màu biure ( phản ứng Cu(OH)2 có màu tímIV. So sánh lực baz của các amin ( amin no > NH3 > Amin thơm)
V. Môi trường của dung dịch, PH ( chú ý phenol , anilin , Glixin
không làm quỳ tím đổi màu)Axit RCOOH: quỳ tím hóa đỏ. Amin no : quỳ tím hóa xanh. aminoaxit ( tùy vào số nhóm chức )
Muối của axit mạnh baz yếu quỳ hóa đỏ . Muối của axit yếu baz mạnh quỳ hóa xanh.
VI. Nhận biết các chất hữu cơ
- Nếu chỉ dùng 1 hoá chất nhận biết hợp chất hữu cơ thì hoà chất thường sử dụng là:
• Quỳ tím ( nếu thấy có amin, axit... ) * Cu(OH)2 ( Nếu thấy có Glucozo , Glixerol , andehit.. )
• Dung dịch brom ( Nếu thấy có Phenol , anilin, hợp chất không no ..
- Phân biệt giữa Glucozơ và Fructozơ dùng dung dịch brom
- Phân biệt giữa dipeptit và các polipeptit khác dùng Cu(OH)2 ( phản ứng màu biore)
- Nhận biết protein (lòng trắng trứng ...) : dùng Cu(OH)2 : có màu tím xuất hiện hoặc dùng HNO3 : có màu vàngVII. Điều chế
- Este ( từ phản ứng este hóa : axit phản ứng với an col ) chú ý các este đặc biệt : vinylaxetat , phenyl axetat ( điều chế riêng )
- Glucozo( từ tinh bột , xenlulozo, mantozo)
- Ancol etylic ( từ glucozo bằng phương pháp lên men)
- Anlin ( từ nitrobenzen)
- Các polime điều chế từ phản ứng trùng ngưng : ( nilon -6, nilon-7, nilon-6,6 , tơ lapsan nhựa PPF)
- Các polime điều chế từ phản ứng trùng hợp : ( PE , PVC , PVA , cao su buna , tơ nitron ....)