Chương mở đầu
NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Chương mở đầu Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin nhằm giải quyết 3 vấn đề thông lệ của một môn học trước khi
đi vào các nội dung cụ thể, đó là: học cái gì (đối tượng của môn học)?; học
để làm gì (mục đích của môn học)?; và, cần phải học thế nào để đạt được
mục đích đó (những yêu cầu về mặt phương pháp của môn học)?.
Chương này mở đầu bằng việc trình bày khái lược các nội dung
trọng tâm và quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin
nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về đối tượng và phạm vi của môn học.
Mục đích của môn học này được xác lập trên cơ sở vị trí của nó trong
cấu tạo khung chương trình thống nhất của 3 môn học Lý luận chính trị
dùng cho đối tượng sinh viên không chuyên sâu các chuyên ngành: Triết
học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Yêu cầu của môn học này đề cập những nguyên tắc cơ bản cần phải
thực hiện khi triển khai dạy và học, làm cơ sở chung cho việc xác lập
phương pháp, quy trình cụ thể trong hoạt động dạy và học sao cho có thể
đạt được mục đích của môn học này.
I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành
a) Chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin "là hệ thống quan điểm và học thuyết" khoa
học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa
và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực
tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải
phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và
phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học.
b) Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin
- Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về
nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là:
3
triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Đối tượng, vị trí, vai trò và tính thống nhất của ba bộ phận lý luận
cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin.
2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác-