Nhị thập Bát Tú biện giải
Theo thuật ngữ cổ thì việc chọn ngày giờ tốt xấu khi khởi đầu làm một việc gì đó cụ thể
thì phạm vi không giống nhau. Sách Hiến thư, Thông thư, Hiệp kỷ biện phương, Trạch
nhật đại giám nhiều chỗ cũng có nhiều khác biệt.
Nay xin phép được giản lược và diễn giải theo ngôn ngữ thông dụng, theo tính chất của
từng công việc mà sử dụng, tránh lộn xộn, trùng lặp, tránh hiểu lầm mà dùng sai để Quý
vị tiện so sánh và đối chiếu.
Có thể chia ra làm 7 mục chính sau:
Các việc tế tự, cầu cúng, làm các việc về Siêu hình.
Các việc dùng trong kiến trúc nhà ở và các công trình.
Các việc sử dụng trong sinh hoạt.
Các việc dùng trong hôn nhân.
Các loại dùng trong các việc Công, Thương,
Các loại việc về chăn nuôi, trồng trọt.
Các loại việc về tang ma, an táng
..... ....... .............
Phần 1:
Gồm có 10 mục chính, sách Hiến thư gọi là “ Cúng tế Quỷ thần ” , Sách Hiệp kỷ phân ra
nhiều loại như “ Cầu phúc “ Cầu Tự’’, sách Thông thư lại đưa phân nhỏ ra làm các việc
như “Tế mộ ”, “ Tạ thổ ”, “Khai quang”..v.v....
Nay rút gọn còn các việc chính như sau:
Tế tự: cúng tế.
Gồm các việc cúng tế quỷ thần, tổ tiên. Đây là phương thức cúng lễ rất phổ biến, dâng
cúng sinh lễ chay hoặc mặn trong những thời điểm tuỳ theo từng gia tộc, gia đình hay các
ngày Vía, ngày Đản, không nhất thiết phụ thuộc ngày tốt, xấu.
Cầu phúc: Cầu xin điều tốt lành
Chính là các việc kiến lập đạo tràng, bày lễ, tiệc cầu đảo tiêu tai giáng phúc, lễ cầu
nguyện, lễ tạ và lễ hoàn nguyện những điều đã hứa.
Cầu tự: Cầu xin có con cái nối dõi, phần lớn là cầu có con trai.
Trai tiếu: Lập đàn chay
Là làm lễ lập đàn siêu độ vong hồn, các việc dâng cúng đồ mới cho vong.
Khai quang:Lễ điểm nhãn cho tượng Thần, Phật.
Cũng có một số quan niệm hoà đồng cùng lễ Hô thần nhập tượng.
An hương: Lễ đặt vị trí tượng Thần, Phật.
Khi xây dựng xong nhà cửa cũng có nghi thức đặt Thần vị gọi là “Nhập trạch an hương”
hay “Nhập trạch quy hoả”. Nếu như tượng mới làm xong cần có thêm nghi thức Khai
quang hoặc Hô thần nhập tượng.