Hai đứa trẻ

4.7K 8 1
                                    

HAI ĐỨA TRẺ

( Thạch Lam )

I.Cách tiếp cận

Hai đứa trẻ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam: hiện thực và thi vị trữ tình. Hai đứa trẻ là loại truyện không có cốt truyện nên sức hấp dẫn của nó chính là chất thơ của truyện. Phân tích tác phẩm này cần lưu ý các điểm trên.

II. Kiến thức cơ bản

1.Nhà văn Thạch Lam: là cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mỹ lại hướng về những kiếp người nghèo cơ cực trong xã hội với sự thông cảm và xót thương.

2.Hai đứa trẻ là truyện ngắn không có cốt truyện. Tác phẩm miêu tả khung cảnh một phố huyện nhỏ về đêm và tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ..

Khung cảnh phố huyện lúc về đêm tĩnh lặng, buồn man mác và đầy chất thơ. " Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru và thoảng qua gió mát ". Trong không gian đó, xuất hiện ở con người ở phố huyện: những đứa trẻ con nhà nghèo, mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm...với kiếp sống quẩn quanh, bế tắc và buồn tẻ. " Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ thường ngày của họ ". Chính từ cuộc sống này, Liên và An như khao khát chờ đợi một thứ ánh sáng khác với thứ ánh sáng leo lét, tối tăm của phố huyện.

-Hình ảnh chuyến tàu đêm được Thạch Lam dụng công miêu tả , đặc biệt là ánh sáng của những toa tàu.

+ Đêm nào, Liên và An cũng đợi tàu không phải để bán hàng mà để được nhìn " hoạt động cuối cùng của đêm khuya "

+ Từ xa âm thanh đoàn tàu vang động cả một vùng " tiếng xe dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi ". Lại gần, đoàn tàu như một thế giới khác, lố nhố " trên những toa hạng sang trọng, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng ", " các toa đèn sáng trưng chiếu sáng cả xuống đường ..."

+ Đối với chị em Liên, chuyến tàu là biểu hiện của sự sống náo nhiệt, đầy ánh sáng. Nó gợi lại kỷ niệm của ngày xưa sung sướng ở Hà Nội khi thầy Liên chưa mất việc. Đoàn tàu đã mang lại thế giới khác, thế giới của ánh sáng, của ước mơ. Con tàu đã đưa cả phố huyện ra khỏi cảnh sống tù đọng, u uẩn.

Hình ảnh đoàn tàu thể hiện mơ ước của người dân phố huyện, đặc biệt là hai chị em Liên và An, về một cuộc sống tốt đẹp. Điều đó thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn.

Bài làm

" Văn học là nhân học" ( M.Gorki). Trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con ngườI luôn luôn là một phương tiện thẩm mĩ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hoà quyện vớI nhau. Để làm rõ điều vừa nói, "hai đứa trẻ" của Thạch Lam sẽ là một dẫn chứng.

" Hai đứa trẻ" vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng ngườI đọc một nỗI buồn bâng khuângday dứt về đờI sống con người.

Bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo xơ xác và lạI càng xơ xác, tiêu điều hơn từ cái nhìn của nhà văn. Đó là lúc hoàng hôn của một ngày tàn nơi miền quê "mặt trờI đã lấp sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu đen kịt trên nền trờI phớt hồng" dàn nhạc của ếch nhái bắt đầu văng vẳng kêu ngòi đồng, thế cũng đủ làm thành cái buổI chiều êm như ru như bao chiều khác.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 09, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Hai đứa trẻNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ