Câu 4: Phân tích nguồn gốc và bản chất của ý thức?
Trả lời: ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
a) Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là khí quản vật chất sản sinh ra ý thức, hoạt động của ý thức chỉ xảy ra trên cơ sở hoạt động của bộ óc người. Nên bộ óc bị tổn thương từng phần hay toàn bộ thì hoạt động của ý thức cũng bị rối loạn từng phần hay toàn bộ. Chỉ có con người mới có thức. Động vật bậc cao cũng không thể có thức được.
Sự phản ánh thế giới khách quan bằng ý thức con người là hình thức phản ánh cao nhất. Hình thức đặc biệt chỉ có ở con người trên cơ sở phản ánh tâm lý ngày càng phát triển và hoàn thiện. Các sự vật hiện tượng tác động lên các giác quan của con người và chuyển các tác động đó lên trung ương thần kinh đó là bộ óc người do đó con người được hình ảnh về sự vật đó. Những hình ảnh sự vật được ghi lại bằng ngôn ngữ.
Tóm lại, nguồn gốc tự nhiên của ý thức là phải có bộ óc con người và sự vật tác động của thế giới khách quan nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì không thể có ý thức.
b) Nguồn gốc xã hội của ý thức.
- Khi vượn người sử dụng những vật có sẵn trong tự nhiên cho mục đích kiếm ăn có kết quả thì nó nhiều lần lặp lại hành động ấy và trở thành phản xạ có điều kiện dẫn đến hình thành thói quen sử dụng công cụ. Tuy nhiên công cụ ấy không phải lúc nào cũng có sẵn. Do đó đòi hỏi loài vượn phải có ý thức chế tạo công cụ lao động mới. Việc chế tạo công cụ lao động mới đã làm cho hoạt động kiếm ăn của vượn người là hoạt động lao động. Đó là cái mốc đánh dấu sự khác biệt giữa con người với con vật.
- Qua lao động và nhờ kết quả lao động cơ thể của con người, đặc biệt là bộ óc và các giác quan biến đổi, hoàn thiện dần cả về cấu tạo và chức năng để thích nghi với điều kiện thay đổi. Chế độ ăn thuần túy thực vật chuyển sang chế độ ăn có thịt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển biến bộ não loài vượn thành bộ não người.
- Trong hoạt động lao động, con người cần phải quan hệ với nhau, phối hợp hành động với nhau tạo ra nhu cầu phải nói với nhau. Nhu cầu đó dẫn đến xuất hiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ trở thành phương tiện để diễn đạt tư tưởng và trao đổi giữa người với người. Nhờ có nguôn ngữ sự phản ánh của con nwời trở thành sự phản ánh tri giác. Như vậy là trong lao động và cùng với lao động là ngôn ngữ đó là hai sức kích thích chủ yếu để hình thành nên ý thức của con người.
Tóm lại, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội là hai điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của ý thức. Nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy không thể có ý thức.
+ Từ việc phân tích nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức rút ra bản chất của ý thức như sau ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan hay ý thức là sản
sản phẩm của cơ quan vật chất có tổ chức cao đó là bộ não người.