Câu 5: Phân tích bản chất của ý thức? Vai trò của tri thức khoa học trong hoạt động thực tiễn?
Trả lời: ý thức là gì?
Chủ nghĩa duy tâm coi ý thức như là một thực thể độc lập tách rời vật chất và là cái có trước quyết định vật chất, vì thế nguyên tắc thế giới quan họ không thể trả lời được câu hỏi ý thức là gì? Đó là vấn đề đặt ra cho chủ nghĩa duy vật.
Chủ nghĩa duy vật thừa nhận vật chất có trước và sinh ra ý thức, do đó đều tìm câu trả lời trong sự vận động của vật chất. Nhưng trong thời kỳ lịch sử do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, do trình độ nhận thức khác nhau, câu trả lời cũng khác nhau.
Chủ nghĩa duy vật cổ đại cho rằng linh hồn cũng do những hai vật chất nhỏ cấu tạo nên. Chẳng hạn Đêmôcont linh hồn là do những nguyên tử hình cầu, nóng và nhẹ cấu tạo nên.
Khi khoa học tự nhiên đã chứng minh được sự phụ thuộc của các hiện tượng ý thức vào bộ óc con người thì có một số nhà triết học duy vật cho rằng óc người trực tiếp tiết ra ý thức cũng giống như gan tiết ra mật vậy.
Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII và chủ nghĩa duy vật Phơtobác đã có một bước tiến quan trọng, coi ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào thế giới con người cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa duy vật phơtơbac coi ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người, đồng thời khẳng định rằng đó không phải là sự phản ánh thụ động mà là sự phản ánh mang tính chủ thể, con người chủ động tác động vào giới tự nhiên để tìm hiểu, nhận thức phản ánh chung do đó mà có ý thức. ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm ý thức, tri thức, tình cảm và chú trọng do tri thức là quan trọng nhất là phương thức tồn tại của v thức.
* Vai trò của tri thức khoa học trong hoạt động thực tiễn:
Nói đến ý thức trước hết là nói đến bộ óc con người đã nhận thức được cái gì do về sự vật. Con người bằng hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới phục vụ nhu cầu sống của mình thì đồng thời cũng từ đó mà con người có ý thức, tức là có tri thức, tình cảm, ý chí và từ ý thức. Hoạt động xã hội càng mở rộng quan hệ xã hội càng phong phú phức tạp thì ý thức con người cũng càng phức tạp phong phú.
Như vậy không chỉ có tri thức này sinh trong hoạt động thực tiễn, mà ngay cả tình cảm, ý chí cũng phát sinh từ đó. Các yếu tố ấy đồng nhất với nhau tác động ảnh hưởng lẫn nhau nhưng về cơ bản ý thức có nội dung tri thức và luôn hướng tới tri thức. Vì tri thức là yêu cầu đầu tiên trong hoạt động sống của con người, nhưng cùng với tri thức, con người cần có tình cảm, ý chí. Tri thức đóng vai trò hướng dẫn, quản lý hoạt động của con người, nhưng tình cảm ý chí tăng thêm tính nhân bản của hoạt động ấy.
Trong quá trình sống, hoạt động con người không chỉ có ý thức về thế giới khách quan bên ngoài, con người hướng ý thức về thế giới bên trong, hướng về "cái tôi" của chính mình để tìm hiểu, nhận thức nó. Đó là từ ý thức. Từ ý thức chính là ý thức tự nhận chính mình. Từ ý thức là ý thức ở trình độ cao nhất. Nó là yếu tố hướng dẫn hành vi đạo đức hành vi văn hóa ở con người.
Cùng với ý thức, người ta ngày càng quan tâm đến hiện tượng vô thức. Vô thức là một hiện tượng tâm lý của con người có liên quan đến những hoạt động xảy ra ở ngoài phạm vi kiểm soát của ý thức. Có hai loại vô thức: loại thứ nhất liên quan đến các hành vi chưa được con người ý thức, loại thứ hai liên quan đến những hành vi đã được nhận thức và trở thành thói quen, có thể diễn ra một cách "tự động" bên ngoài sự chỉ đạo của ý thức. Vô thức ảnh hưởng đến nhiều phạm vi hoạt động của con người. Trong những hoàn cảnh nào đó nó có thể giúp cho con người bớt sự căng thẳng của ý thức trong hoạt động. Tuy vậy không nên tuyệt đối hóa vai trò của vô thức, coi nó là một cái gì tách rời ý thức, càng không phải là cái quyết định mọi hành vi của con người ý thức vẫn là cái chủ đạo và quyết định hành vi của con người.
BẠN ĐANG ĐỌC