- Là một nhà văn tài hoa, độc đáo, Nguyễn Tuân thích miêu tả những cái gì dữ dội, mãnh liệt hoặc đẹp một cách tuyệt đỉnh. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước …
- Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của núi sông, cỏ cây trên đất nước mình. BĐiều đó được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông, tiêu biểu là đoạn “Người lái đò Sông Đà” trích từ tập tùy bút “Sông Đà” viết năm 1960 sau chuyến đi thực tế của ông lên tây bắc vào 1958. Cảm hứng về dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” chảy trên trang văn của Nguyễn Tuân biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.
Với Nguyễn Tuân, sông Đà không cònlà một vật vô tri vô giác, một hiện tượng thiên nhiên nữa mà sông Đà đãtrở thành hình tượng văn học,sông Đà như một sinh mệnh có tính cách,tâm trang độc đáo. Sông Đà có hai tính cách đối lập nhau : "hung bạo vàtrữ tình", như nhà văn từng nói. Lúc trở mặt hung bạo, sông Đà là kẻthù số một của con người, lúc trữ tình, sông Đà đầy chất thơ, dịu dàng,thân thiết. Hai nét tính cách đối lập nhau của sông Đà phù hợp với khảnăng chiếm lĩnh hiện thực của Ng Tuân. Sông Đà hung bạo cũng phù hợpvới phong cách của Nguyễn Tuân ở chỗ, nhà văn say mê miêu tả những cảmgiác mạnh.
Tính chất hung bạo của sông Đà đượcthể hiện ở chỗ vách thành dựng đứng. Chỗ ấy lòng sông hẹp như một cáiyết hầu. Chỗ ấy hẹp, nguy hiểm, chỉ thấy mặt giời lúc đúng ngọ. Sông Đàhẹp đến nỗi : "con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia".Nguyễn Tuân cảm nhậnsông Đà đoạn này không chỉ bằng thị giác mà còn bằng xúc giác, ngồitrong khoang đò qua quãng ấy, giữa mùa hè không chỉ lạnh mà còn thấytối. Người ta cảm thấy ghê rợn và nguy hiểm vì sông Đà hẹp, vách thànhdựng đứng.
Sông Đà hung bạo còn được thể hiệnở mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số : "nước xô đá, đá xô sóng, sóngxô gió, cuồn cuộn, gùn ghè suốt năm...". Câu văn của Nguyễn Tuân cónhịp điệu 3/3/3..., nhịp điệu này mô phỏng độ lượn của mặt ghềnh. Ở mặtghềnh mà con thuyền phải vượt qua chỉ thấy nước - đá -sóng- gió màthôi. Những từ lặp lại : "nước -đá-sóng-gió" như gối lên nhau hồi hoàncủa mặt ghềnh nguy hiểm. Nhờ vậy, câu văn tạo nên một cảm giác mạnh củamặt ghềnh ào ạt. Nếu không phải là một cây bút tài hoa thì không thể tổchức được những câu văn giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh như Nguyễn Tuân.
Sông Đà hung bạo, dữ dội thể hiệnở những hút nước, xoáy nước trên sông. Nguyễn Tuân miêu tả những cáihút nước ấy bằng cách so sánh rất tài tình. Khi thì nhà văn so sánh cáihút nước ấy như cái giếng bê tông. Lúc thì Ng Tuân ví : "Nước ở đây thởvà kêu như cửa cống cái bị sặc". Có khi Ng Tuân so sánh như những cáigiếng sâu, nước ặc ặc vừa rót dầu sôi vào. Nhờ so sánh, Nguyễn Tuân đãtruyền được cảm giác mạnh cho người đọc về sự nguy hiểm của hút nướcsông Đà. Nhà văn còn sử dụng con mắt của nhà điện ảnh để tưởng tượng,một anh quay phim táo tợn nào đấy, ngồi vào cái thuyền thúng, cho nóhút vào cái đáy của hút nước khủng khiếp kia tạo cho người xem cảm giáchãi hùng. Sức tưởng tượng của Nguyễn Tuân thật là kì diệu trước tạo hoá.
Sự dữ dội của sông Đà thể hiệnở âm thanh thác nước. Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, sông Đà thực sự trởthành một loài thuỷ quái khổng lồ. Tiếng gầm gào của nó qua những thácdữ, tiếng nước réo gần, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oántrách, như là van xin, như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Khiđến gần, nó bỗng rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang "lồnglộn giữa rừng tre nứa nổ lửa". Khủng khiếp thay là thác nước sông Đà!
Sông Đà hung bạo còn được thểhiện ở đám đá tảng đá hòn bày thạch trận. Người ta nói Nguyễn Tuan làthày phủ thuỷ của ngôn từ, thổi hồn người vào sự vật vô tri vô giác.Nguyễn Tuân nhìn vào đau là những tảng đá sống động đến đấy. Đá ở đấymai phục ngàn năm, mỗi hòn có nhiệm vụ riêng, bộ mặt độc đáo, hình dángkhông giống nhau. Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, hòn thì nhăn nhúm, hờnthì méo mó, hòn thì oai phong, bệ vệ, lẫm liệt. Có hòn đá trông nghiêngy như là hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giaochiến. Khi thất trận, hòn đá tướng tiu ngỉu cái mặt xanh lè thất vọng.
Bằng những câu góc cạnh.giau tinh tao hinh.nhung dong tu manh và loi noi vi von,an du tuong trung va lien tuong day bat ngo,chính xac .nguyen tuan....
Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà lại rất trữ tình, gợi bao cảm xúc làm mê say lòng người. Khi trữ tình, sông Đà hiền hoà, mềm mại, huyền ảo như mái tóc của một phụ nữ kiều diễm : con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mây mù khói núi Mèo nương xuân.
Với Ng Tuân, sông Đà làsản phẩm tuyệt mĩ của tạo hoá, ông chiếm lĩnh nó trên phương diện vănhoá và mĩ thuật. Ng Tuân quan sát sông Đà trữ tình ở nhiều góc độ khácnhau. Lúc thì nhà văn nhìn con sông từ trên tàu bay, từ trên cao. Cólúc Ng Tuân nhìn sông Đà qua đám mây của mùa xuân, có khi người nghệ sĩnhìn sông Đà qua đám mây của mùa thu. Cũng có khi tác giả cảm nhận sôngĐà bằng nỗi nhớ của cố nhân, gặp thì vui mừng, xa thì nhớ nhung. Cũngcó khi Ng Tuân tiếp cận sông Đà bằng đôi mắt của lịch sử, của hồi ức,của quá khứ.
Mỗi góc độ ấy, Ng Tuân đã sosánh sông Đà với nhiều đối tượng khác nhau rất tài tình và biến hoá.Nhà văn đã so sánh sông Đà với trên dưới mười đối tượng, tạo cho ngườiđọc cảm giác ngạc nhiên, thán phục và nhận ra rằng không có nhà văn nàoso sánh hay hơn, đúng hơn Ng Tuân. Từ trên cao sông Đà ngoằn ngoèo nhưmột cái dây thừng. Nhìn sông Đà từ xa, Ng Tuân so sánh như một tiên nữgiáng trần : "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chântóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo...." Đẹpbiết bao khi ngắm sông Đà, mùa xuân xanh một màu xanh ngọc bích, mùathu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Nhờ so sánh, NgTuân đã phát hiện ra bao vẻ đẹp trữ tình của sông Đà. Nếu không gắn bóvà yêu thiết tha phong cảnh quên hương, đất nứơc thì hẳn Ng Tuân khôngcó những so sánh, phát hiện ra vẻ đẹp của sông Đà.
Nguyễn Tuân phát hiện vẻ đẹptrữ tình của sông Đà thể hiện ở màu sắc hài hoà. Rừng Tây Bắc bạt ngànmột màu xanh, sòng Đà giang mênh mông một màu xanh. Trên cái điệp trùngcủa màu xanh ấy nổi lên màu trắng của mây trời, màu trắng của sương,của khói Tây Bắc, của hoa ban, của cá như bạc rơi thoi trên sông Đà.Màu sắc của sông Đà thay đổi theo mùa, theo cách nhìn và theo tâm trạngcủa tác giả. Mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ phù sa. Màu vàng củacái nắng tháng 3 giòn tan, màu vàng của con hươu thơ ngây, ngộnghĩnh...những màu sắc ấy là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, đồngthời là sản phẩm của một tâm trạng Ng Tuân, một tâm hồn tinh tế và tàihoa.
bang kha nang quan sat sac sao,tri tuong tuong phong phu.ngon ngu dieu luyen.nt da cung cap nhung kien thuc het suc chi tiet ve mot dong song là cong trinh NT thien tao mang tinh cach vua hung bao hiem ac vua diu dang tru tình
Ẩn đằng sau những câu chữ là niềm tự hào của nhà văn về đất nước giàu đẹp. Đây cũng là cách tôn vinh con người, vì chính ở nơi đầu sóng ngọn gió ác liệt ấy, con người đã chinh phục và chế ngự thiên nhiên để ngày nay sông Đà trở thành nguồn tài nguyên cho Tổ quốc.