thanh nhac

284 2 0
                                    

Được chứ bạn mình cho bạn cái này nè:

TẬP HƠI:

-Động tác vươn thở :

1) chân trái bước ra,hai chân rộng bằng vai.Hai tay từ từ đưa lên trời,mắt nhìn theo tay,hít vào một hơi thật dài.Nén hơi một lúc.

2) Hạ tay xuống,từ từ,thở ra thật đều,bằng miệng,về lại tư thế chuẩn bị.

Tiếp tục làm như thế với chân phải.

-Hít đất :

Chấp các bạn hít đất ăn gian luôn,không cần phải hít đất thật

Chống tay lên thành giường hay thành ghế,cách mặt đất 30cm,sao cho hai cánh tay và thành giường tạo thành một đường thẳng,bắt đầu hít,hít xuống thì thở ra,hít lên thở vào.

-Điều hòa

Hai chân rộng bằng vai,chống tay lên bàn (cách mặt đất 60cm) đặt trọng tâm lên hai tay thoai thoải thân hình từ đầu đến chân,hít vào bằng mũi,thở ra bằng miệng.

Những bài tập thể lực,các bạn không nhất thiết cứ chỉ có thể tin vào những bài tập "tra tấn" (nặng),những động tác đơn giản như 1 nụ cười thôi cũng tác động đến các bạn đấy.Quan trọng chỗ các bạn tập đúng,tập đều.

Sau đây tôi sẻ chia sẻ với các bạn 1 số bài tập cho cơ hàm :

1 ) Đầu tiên,các bạn nhìn vào gương,tươi cười và nói chuyện thật tự nhiên,thoải mái với chính mình,động tác chuyển động của môi phải thật bình thường ,không kiểu cách múa may gì cả nhé.Nói chuyện chán chê thì tiếp.

2 ) Há miệng từ từ,cho đến lúc không há ra to hơn được nữa,đừng để hơi lọt vào,nghĩa là phải nhịn thở ( bằng miệng) vì một số người có thói quen thở bằng miệng)giữ như vậy trong vòng mười mấy giây.các bạn khởi động như vậy vài lần,sau đó làm lại,há to và cố gắng chận lưỡi xuống,cho không khí bên ngoài xuống đến tận cuống họng.( thấy sâu trong cổ họng nó mát mát là tốt) Động tác này sẽ tập cho các bạn một kĩ năng rất có lợi đó là lấy hơi nhanh,đồng thời mở rộng kích thước thanh quản nếu tập thường xuyên,đều đặn .

3 ) Tự chọc cười mình bằng cách làm hề nào : dùng môi và lưỡi làm thật nhiều đông tác như há mồm làm ông kẹ này hay chu miệng giống con gà này v..v...các bạn đừng cười,một số các ca sĩ có tật ở miệng hoặc hát không tự nhiên có thể là do các thói quen từ nhỏ,có thể là họ coi nhẹ các động tác giãn cơ,khiên các cơ ở miệng không thể chuyển động kịp theo sự linh hoạt của làn hơi.

- Thứ nhất: để giọng trở nên tốt và khoẻ cũng như mở rông âm vực, các bạn phải luyện thanh hằng ngày. Mà luyện thanh ko được tập bậy, phải có sự hướng dẫn của GV hay ít ra là dân Thanh Nhạc (nếu ko sẽ bị hư giọng luôn)

- Thứ hai: Thanh Nhạc cũng có một số bài tập bổ trợ để làm dầy và kéo dài hơi thở như sau:

1- Hít thật sâu, dồn toàn bộ hơi vào phần bụng, từ từ xì nhẹ qua kẽ răng, cố gắng giữ và kéo dài thời gian tập. Mới đầu chỉ được vài chục giây sau đó từ từ nâng lên vài phút.

2- Hít sâu , sau đó tống toàn bộ hơi ra thật mạnh (kiểu như đang xua chó ý), tập liên tục không được gián đoạn. Tăng dần từ 30 - 50 - 70 - đến 100 cái trong một lần tập.

*Chú ý: khi tập phải đứng thẳng hoặc là ngồi thẳng lưng (không dựa vào ghế/tường) và luyện tập hàng ngày mới mang lại kết quả như mong muốn.

CÁI NÀY NỮA NÈ:

CÓ 2 KIỂU THỞ:

a. Kiểu thở ngực : Chỉ có phần ngực trên hoạt động tích cực, nên hơi vào ít, có thể dùng để hát những bài hát nhẹ nhàng, không có cao trào, câu nhạc ngắn. (hình 6B)

b. Kiểu thở bụng : Chỉ có bụng phình ra do hoành cách mô hạ xuống, các cơ bụng dưới hoạt động tích cực hỗå trợ cho hoành cách mô (hình 6A).

c. Kiểu thở bụng kết hợp với ngực : Hoành cách mô hạ xuống (làm bụng hơi phình ra), các xương sườn cụt giương lên, ngực dưới căng ra, trong lúc ngực trên trương lên. Các hoạt động này kế tiếp nhau rất nhanh theo thứ tự : Hoành cách mô (bụng trên) + xương sườn cụt + ngực dưới + ngực trên. Nói cho gọn lại, gồm hai động tác : phình bụng (do hoành cách mô hạ xuống và sườn giương lên) và trương lồng ngực (ngực dưới căng ra, giữ nguyên độ căng và chuyển lên ngực trên). Lấy hơi theo thứ tự đó thì làn hơi vào sâu đáy phổi, vừa lan toả ra đều khắp hai bên trái và phải, lượng hơi vào được tối đa (hình 3 ; 6D).

Đây là kiểu thở phổ biến nhất mà các ca sĩ nhạc kịch thường dùng.

Trong ba kiểu thở trên, chúng ta thấy kiểu ba có nhiều lợi điểm hơn. Nhưng hai kiểu kia vẫn có người sử dụng và tạo được hiệu quả như họ mong muốn.

2. Trong hơi thở bình thường, cũng như hơi thở thanh nhạc, ta thấy có hai động tác ngược chiều nhau, đó là hít vào và thở ra. Trong ca hát, phải tập để hít hơi vào (còn gọi là lấy hơi) làm sao cho đủ lượng hơi cần thiết cho từng câu hát dài ngắn, mạnh nhẹ, cao thấp khác nhau. Đồng thời cũng phải tập thở ra (còn gọi là đẩy hơi) sao cho làn hơi được phù hợp với mọi tình huống của câu hát. Nói cách khác là tập điều chế hơi thở cho tốt, tuỳ theo sắc thái cường độ, cao độ, trường độ của âm thanh. Sau đây là một số yêu cầu chung cho hai hoạt động nói trên :

a. Lấy hơi (hít hơi) :

- Cần phải nhẹ nhàng và hít vào mau lẹ bằng mũi và bằng miệng (như vậy làn hơi mới vào sâu trong phổi được).

- Nén hơi vài giây trước khi hát và cố gắng giữ lồng ngực căng trong suốt câu hát.

b. Đẩy hơi (điều chế làn hơi) :

- Đưa hơi thở ra chính xác cùng lúc với hoạt động của

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 22, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

thanh nhacNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ