[Chanhkien.org] Phát minh ra thuốc kháng sinh là một trong những đột phá lớn của y học hiện đại. Nhờ đó, rất nhiều căn bệnh nhiễm trùng đã trở nên có thể kiểm soát được một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, sự gia tăng trong tiếp thị và sử dụng thuốc kháng sinh đã khiến hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong y học hiện đại. Tốc độ phát triển của các loại thuốc kháng vi khuẩn mới cũng không thể bắt kịp sức căng của vi khuẩn kháng thuốc. Rất nhiều nhà khoa học đã bắt đầu lo lắng về nó, và họ rất nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề nan giải này.
Trong quá trình điều trị các căn bệnh nhiễm trùng, tôi đã quan sát một hiện tượng phổ biến xảy ra trong rất nhiều trường hợp được báo cáo. Đó là các bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh thường có diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn. Các bệnh nhân này thường có tiền sử sử dụng liên tiếp thuốc kháng sinh và cũng có rất nhiều căn bệnh khác [1-3]. Điều này khiến người ta cảm thấy nhiễm trùng bởi vi khuẩn kháng thuốc là “dữ dội hơn”. Tại sao? Đó là bởi vì vi khuẩn kháng thuốc độc hơn? Rất nhiều thí nghiệm lâm sàng và kiểm nghiệm độc tính đã cho thấy gần như không có khác biệt giữa sức căng kháng cự và nhạy cảm giữa chúng [4,5]. Vậy thì chúng ta lý giải hiện tượng này như thế nào?
Hiểu biết của tôi về hiện tượng nghịch lý này đến từ Pháp Luân Đại Pháp, mà cho tôi biết rằng nguyên nhân thực sự của bệnh tật là ‘nghiệp’ [6,7]. ‘Nghiệp’ là vật chất màu đen tồn tại trong một không gian thâm sâu hơn, nhưng biểu hiện của nó ở không gian này là vi khuẩn hay virus. Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus ở không gian này, nhưng nó không thể tiêu trừ ‘nghiệp’ ở không gian khác. Kết quả là sau khi kháng sinh trị bệnh nhiễm trùng rồi, thì ‘nghiệp’ sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Nếu nhiễm bệnh lại, quá trình phát bệnh sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Điều đó có nghĩa là sự phát bệnh nặng nhất và xấu nhất là đến từ ‘nghiệp’ trong cơ thể, chứ không phải vi khuẩn. Nếu chúng ta có thể thay đổi đối tượng nghiên cứu bệnh nhiễm trùng, từ nhân tố bên ngoài, tức vi khuẩn và virus sang nhân tố bên trong, tức ‘nghiệp’, thì chúng ta sẽ có một hiểu biết hoàn toàn mới về bệnh tật và trị bệnh.
1. Lentino JR etc 1985 A comparison of pneumonia caused by gentamicin, methicillin-resistant and gentamicin, methicillin-senstive Staphylococcus aureus: epidemiologic and clinical studies. Infect Control Jul;6(7):267-72.
2. Rello J etc 1994 Ventilator-associated pneumonia by Staphylococcus aureus. Comparison of methicillin-resistant and methicillin-sensitve episodes. Am J Respir Crit Care Med Dec;150(6 Pt 1):1545-9.
3. Selvey La etc 2000 Nosocomial methicillin-resistant Staphylococcus aureus bacteremia:is it any worse than nosocomial methicillin-senstive Staphylococcus aureus bacteremia? Infect Control Hosp Epidemiol Oct;21(10):645-8.
4. Mizobuchi S etc 1994 Comparison of the virulence of methicillin-resistant and methicillin-sensitive Staphylococcus aureus. Microbiol Immunol 38(8):599-605.
5. Marty L etc 1993 Resistance to methicillin and virulence of Staphylococcus aureus strains in bacteriemic cancer patients. Intensive Care Med 19(5):285-9.
6. Lý Hồng Chí, “Chuyển Pháp Luân”.
7. Lý Hồng Chí, “Tinh Tấn Yếu Chỉ”.