Bí mật xứ HOA VÀNG

11K 37 3
                                    

Tác Giả Th.s Lê Đức Anh
Đơn vị công tác: Giảng viên Khoa - Học Viện Ngân Hàng 
LỜI TỰA
Câu chuyện được viết dựa trên những sự kiện có thật xảy ra trong chuyến đi Tình nguyện Mùa Hè Xanh – 2013 của tôi tại Phú Yên. Một chuyến đi mà bất cứ ai trên đời này cũng không bao giờ có thể quên được. Bởi vì đơn giản, không ai có thể tưởng tượng được về những chuyện sẽ xảy ra trong chuyến đi này ...  

  HỒI 1 (phần 1): NHỮNG CHUYỆN QUÁI LẠ
Sơn Định là một xã miền núi của huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên. Đoàn sinh viện tình nguyện của Học viện Ngân hàng chọn nơi đó để làm địa bàn hoạt động. Sơn Hòa nằm ở phần rìa của khu vực Tây nguyên, giáp với Gia Lai. Khí hậu Sơn Hòa quanh năm dễ chịu như Đà Lạt. Ngày ở đây có 4 mùa, sáng Xuân, trưa Hè, chiều Thu còn đêm lại lạnh như mùa Đông. Sơn Định được bao bọc bởi rất nhiều cánh rừng rậm xen giữa núi non trùng điệp ...
Tôi tên Lê Đức Anh. Nhưng tôi thích được gọi là Lê Anh hơn. Cái tên đó vừa ngắn gọn lại vừa dễ nghe. Thực ra đó là tên của anh trai tôi. Tên tôi nghe nặng nề. Bởi vì nó chữ Đức ở giữa. Chữ đó đẹp nhưng lại là cả một gánh nặng trên vai. Xã hội này sống mà phải giữ Đức thì chật vật lắm.
Tôi vốn làm một giảng viên của Học viện Ngân hàng ở Hà Nội. Quanh năm suốt tháng tôi vùi đầu vào sách vở, phấn bảng. Hà Nội vốn nổi tiếng tấp nập, cuộc sống hối hả vội vã chẳng có giây phút nào để tĩnh tâm. Vì thế mà tôi đã chọn gia nhập đoàn tình nguyện của Học viện để vừa muốn đi đây đó làm chút việc có ích với đời, lại vừa muốn tìm một nơi nào để hưởng thụ những giây phút thư thái tự tại.
Tôi đến Tuy Hòa vào một ngày hè đầu tháng 7. Trời nắng như đổ lửa, nhưng gió biển thổi lồng lộng đem theo hơi muối mặn táp vào mặt. Nghỉ lại nhà khách của Học viện đúng một ngày, sáng sớm hôm sau tôi lên xe cùng đoàn để bắt đầu một chuyến hành trình mới. Chia tay biển tôi để tôi lên núi về với Sơn Định, một xã cách thành phố Tuy Hòa 70km. Tôi và toàn đội sinh viên tình nguyện được Tỉnh đoàn Phú Yên bố trí một chiếc xe 29 chỗ đưa thẳng lên Sơn Định. Họ để chúng tôi lại ở đó rồi quay về Tuy Hòa ngay, khi kết thúc chiến dịch họ sẽ lại lên đón về.
Đoàn sinh viên tình nguyện của chúng tôi chia làm hai đội, mỗi đội đóng ở một thôn khác nhau trong xã Sơn Định. Đội 1 đóng ở thôn Hòa Nghĩa. Tôi ở đội 2, được phân về thôn Hòa Ngãi. Đội hai của tôi có tất cả 12 thành viên. 5 sinh viên nữ, 4 sinh viên nam, 2 cô giáo và 1 thầy giáo chính là tôi.
Cái nơi chúng tôi ở là một ngôi nhà Rông cũ kỹ theo kiểu của người Chăm. Nhà được làm bằng gỗ, có hai tầng, hơi giống kiểu nhà sàn của các dân tộc miền núi phía Bắc. Tầng trên là nơi đội ngủ còn tầng dưới dùng để ăn uống và để các công cụ lao động. Nhà rông đặt ngay sát mặt đường tỉnh lộ chính, trên lưng chừng một ngọn núi. Con đường tỉnh lộ này dẫn thẳng lên Gia Lai. Ngay phía sau nhà Rông của chúng tôi là một cánh rừng nằm thoai thoải theo sườn núi. Chúng tôi đóng quân ngay tại bìa rừng. Càng tiến vào sâu cây cối trong rừng càng trở nên rậm rạp hơn. Tôi không thể ngờ được rằng sau này chúng tôi lại phải tiến rất sâu vào cánh rừng này.
Người tôi gặp đầu tiên trong đội là Thống, đội trưởng đội sinh viên tình nguyện của học viện. Thống quê ở Đăk Lăk nhưng là người gốc Hà Tĩnh. Cậu ta có dáng người tầm thước, lưng dày vai rộng, làm da rám nắng điển hình của thanh niên Tây nguyên. Đôi tay săn chắc, bàn tay chai cứng đã nói lên được một thể chất bền bỉ deo dai của cậu ta. Thống ít nói, kiệm lời nhưng lại là người rất chịu khó quan sát. Có vẻ như cậu ta quả thực là mẫu người "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" nên mỗi lần nói ra ý kiến của Thống đều rất trọng lượng.
Người thứ hai tôi gặp là Lê Bằng, đội phó nhà ở Đăk Lăk. Tôi thực sự ấn tượng nhiều về Bằng. Cậu ta cao to, đô con như một vận động viên thể thao. Bằng cao khoảng 1,8m cơ bắp cuồn cuộn, lưng dài vai rộng sức vóc kinh người. Trông Bằng giống như một chiến binh trong bộ phim 300. Bằng giỏi võ nghệ lại có tài leo trèo. Tôi đã từng chứng kiện cậu ta miệng ngâm con dao thoắt một cái đã leo tít lên ngọn dừa cao vút, tay vung dao lên là một quả dừa rơi xuống. Có một câu chuyện nhỏ thú vị là lúc học ở HVNH phân viện Phú Yên cậu ta thường xuyên đi kể chuyện ma quỷ cho khắp các phòng ở ký túc xá. Sau này tôi mới biết vốn khuôn viên trường có rất nhiều dừa. Để ban đêm dễ bề hoạt động hái dừa, cậu ta mới phải dựng nên những câu chuyện kỳ bí hoang đường. Vì nếu ban đêm lên hái dừa mà có bị ai nhìn thấy thì họ cũng nhắm mắt mà bỏ chạy thục mạng vì tưởng rằng đó là ma trêu. Sau này chính cậu ta nhờ biết tài leo trèo mà đã cứu tôi vài ba bận. Nếu phải đi đâu khuya vắng một mình thì tôi luôn tin tưởng khi đi cùng Bằng.
Trương Thanh Tùng là bạn nam thứ 3 của đội. Tùng quê ở Kontum. Tùng cao ráo, trắng trẻo, đẹp trai như một diễn viên Hàn Quốc. Mặt mũi thanh tú và nước da trắng khác hẳn với những thanh niên Tây Nguyên. Tuy dáng vẻ thư sinh nhưng cậu ta rất nhanh nhẹn, giỏi vật lộn. Đặc biệt là Tùng có đôi bàn tay rất khỏe. Nói theo cách của kiếm hiệp thì công phu Cầm Nã Thủ của Tùng thuộc hàng thượng thừa. Nếu ai để cho cậu ta chụp được thì người đó mà có thể vùng ra được. Chính vì thế mà không phải ngẫu nhiên Tùng luôn được giao nhiệm vụ xách nước cho cả đội.
Sinh viên nam cuối cùng tôi gặp là Hiệp, nhà ở Pleiku – Gia Lai. Hiệp cao gầy, dáng khẳng khiu nhưng đặc biệt chơi thể thao rất tốt. Cậu ta chơi được rất nhiều môn Bóng chuyền, bóng đá, điền kinh, bơi lội ... Nếu có tổ chức một cuộc thi chạy hay bơi lội thì có lẽ tôi luôn đứng về phía Hiệp vì cậu ta có sải chân và sải tay rất dài, đó là một lợi thế lớn. Hiệp ít tuổi nhất trong số các bạn sinh viên nam nên cậu ta là em út.
Đây là 4 người có nhiều ảnh hưởng nhất đến câu chuyện của tôi. Không có họ có lẽ tôi đã vĩnh viễn ở lại giữa những cánh rừng Tây Nguyên huyền bí.
Ngày đầu tiên ở Sơn Định chúng tôi đã phải bắt tay ngay vào việc. Sau khi dọn dẹp, xắp sếp chỗ ở, bố trí bếp, dựng nhà tắm và khu vệ sinh chúng tôi đã phải kê lại bàn ghế phía dưới ngôi nhà để tiếp khách và đi Dân vận. Đi dân vận là việc đội cử các nhóm đi đến các nhà trong thôn, bản thứ nhất là để chào hỏi, làm quen với họ và thứ hai là tuyên truyền cho họ hiểu mục đích vì sao chúng tôi lên đây. Nếu nhà họ có trẻ em trong tuổi đi học thì cũng sẽ vận động trẻ tham gia vào lớp ôn tập văn hóa hè mà chúng tôi mở.
Ngày đầu tiên đã có rất nhiều người lên thăm chúng tôi, già, trẻ, lớn, bé, trai, gái ... đều có. Có người còn vác cả hoa quả bánh kẹo lên cho chúng tôi. Tất nhiên trong cuộc trò chuyện với người dân nơi đây không thể thiếu những câu chuyện ly kỳ rùng rợn của núi rừng sơn cước. Sơn Định là một xã miền núi, giáp rừng, có những nơi rừng vẫn rất dày và nguyên sinh, cây leo bán chằng chịt. Vì vậy hẳn không thể thiếu ở đây những câu chuyện ma quỷ kinh tâm động phách. Qua lời kể của một số người già, nơi đây cũng đã xảy ra nhiều sự lạ ly kỳ. Tôi sẽ tóm tắt lại cho các bạn một vài chuyện mà tôi biết.
Ma Dấu
Câu chuyện thứ nhất được người dân nơi đây kể lại về chính nơi chúng tôi ở: nhà Rông thôn Hòa Ngãi. Theo những người cao tuổi kể lại, thôn Hòa Ngãi năm xưa vốn là một cánh rừng rậm rạp, âm u. Các loài dã thú Hổ, báo, gấu, sói hay lợn rừng ... vẫn còn sinh sống rất nhiều trong khu rừng đó. Chỗ đó vốn không hề có bóng dáng của người sống. Chỉ sau khi giải phóng nhà nước vận động người dân đi phát triển khu kinh tế mới thì mới có mảnh đất Hòa Ngãi. Dần dần Hòa Ngãi được mở rộng ra phát triển thành từng cụm thôn xóm, bản làng.
Nơi chúng tôi ở vốn trước kia có một cây Pơ mu cổ thụ. Thân cây to bằng 5 người ôm không hết. Các cụ vẫn nói đó là cây Pơ mu chúa của vùng rừng Sơn Định này, nơi cự ngụ của Thần rừng thượng ngàn. Về sau khi quy hoạch làm con đường qua đây, cây Pơ mu nằm ngay sát vệ đường không tiện cho giao thông đi lại và việc xây dựng xóm làng nên người ta đã chặt hạ cây đó. Gỗ của cây đó phần lớn được sử dụng để xây dựng thành nhà văn hóa thôn Hòa Ngãi, cũng chính là ngôi nhà rông bằng Gỗ mà chúng tôi đang ở. Từ khi chặt cây xuống để dựng thành ngôi nhà đã có rất nhiều chuyện ly kỳ xảy ra.
Khi nhà Rông mới dựng xong người dân trong bản buổi tối vẫn thường tụ tập ở đây đốt lửa ăn uống, đàn hát. Đám thanh niên thi thoảng vẫn đem mồi nhậu ngồi lai rai ở đây suốt đêm. Vì là ngôi nhà văn hóa thôn nên nhà rông luôn mở cửa đón tiếp mọi người, không bao giờ đóng. Vào một đêm nọ trời tối đen như mực, gió thổi xào xạc trên những tán cây. Có một thanh niên trong bản vì có việc phải lên tận thị trấn để ăn tiệc nên về muộn. Mãi đến nửa đêm anh này mới mò về nhà. Đến gần chỗ khu nhà Rông thì trời bất chợt đổ cơn mưa xối xả. Sẵn có chút hơi men chếnh choáng, lại bị mưa nên anh này liêu xiêu bước vào nhà rông để nghỉ tạm đợi mưa tạnh. Lúc đó cũng có một vài người trong thôn đi về muộn nhìn thấy anh này một mình bước vào nhà rông, vừa đi vừa hát nghêu ngao. Vừa bước vào ngôi nhà hắn ta đã nằm vật ra nền nhà ngáy pho pho. Trong đêm tối tĩnh mịch của khu rừng tiếng ngáy của hắn vang xa đến tận ngoài đường còn nghe rõ. Những người đi đường thầm nhủ thôi kệ hắn, chắc là hắn say rượu. Cứ để hẳn ngủ ở đây sáng mai tỉnh rượu sẽ tự về nhà.
Đêm càng về khuya cơn mưa càng nặng hạt, gió vẫn rít từng cơn như những con quái vật đang lồng lộn trong không trung. Bất chợt có một tiếng gào thất thanh vang lên giữa không gian, át cả tiếng mưa rơi gió thổi. Tiếng gào thảm thiết như được phát ra từ căn nhà văn hóa thôn Hòa Ngãi. Rồi đột nhiên tiếng gào cũng tắt lịm như lúc nó cất lên ... nhiều người dân trong thôn bừng tỉnh vì tiếng gào đó. Họ đổ ra cửa, người thì nhìn qua cửa sổ về hướng ngôi nhà rông. Vào cái giây phút tối tăm ấy, trong ngôi nhà rông phát ra một ánh sáng lập lèo xanh biếc kỳ bí. Ánh sáng đó lấp lóe rồi chợt biết thành một mầu đỏ rực như một quả cầu lửa rồi vụt tắt ngấm. Đó không phải là ánh lửa, vì lửa không bao giờ có màu như thế. Người ta không thể lý giải nổi đó là thứ gì, không ai dám đến căn nhà rông để tìm hiểu điều gì đã xảy ra vào lúc đấy. Tất cả chìm trong hãi hùng và hoang mang cực độ.
Sáng hôm sau, khi cơn mưa đã tạnh hẳn, nhiều người dân trong thôn cùng kéo nhau ra ngôi nhà Rông để xem có gì đã xảy ra. Ngôi nhà vẫn yên tĩnh, sừng sững giữa núi rừng. Khi người ta bước vào nhà rông thì một cảnh tượng kỳ lạ hiện ra trước mắt. Trên nền ngôi nhà ở tầng dưới chi chít những hàng chữ cổ quái viết bằng một thứ đột đen xám lấp lánh ánh bạc. Nói là chữ thì người ta cũng không dám chắc vì đó là những ký tượng xa lạ, không phải quốc ngữ, không phải tiếng Hán cũng không phải tiếng dân tộc Chăm hay Khmer. Hồi đó chưa có điện thoại di động tích hợp máy ảnh nên không ai lưu lai được những chữ này. Chỉ có một vài người già mô phỏng theo mấy chữ đấy để chép lại vào sổ tay của họ. Nhưng chàng trai say rượu đã hoàn toàn biến mất. Do đêm qua trời mưa to nên đất trên này chảy ra loãng như bùn, người ta thấy lờ mờ một hàng dấu chân đi thẳng vào khu rừng rậm phía sau căn nhà.
Cả thôn bản trọn những thanh niên to khỏe lần theo dấu vết chân vào tận khu rừng sâu. Vết chân dẫn cả đoàn đến một con suối to trong rừng thì biến mất. Toán thanh niên vẫn không từ bỏ hy vọng. Họ tiếp tục lần theo con suối ngược về phía thượng nguồn tầm 5 – 6 km nữa thì phát hiện giữa khu rừng bên cạnh dòng suối có một khu đất nhỏ nhô cao lên. Trên khu đất đó có một khóm tre rừng rậm rạp um tùm. Ngay phía trước khóm tre là một ngôi miếu nhỏ hoang vu, đổ nát, hẳn là đã từ lâu không còn được hương khói. Sau cả ngày trời mò mẫm mà không thấy dấu vết của chàng trai kia, tất cả mọi người đều mệt mỏi tập hợp lại với nhau trước ngôi miếu để bàn bạc xem nên làm tiếp như thế nào. Bật chợt một người đàn ông có vẻ lớn tuổi nhất đám vụt thốt lên thất thanh:
- Tôi biết tại sao chúng ta không thể tìm được cậu ấy rồi. Đó là do Ma dấu ! Chúng ta bị ma bịt mắt rồi !
Rồi anh ta giải thích cho mọi người nghe về Ma dấu. Đó là một hiện tượng ly kỳ hay xảy ra ở những miền quê nông thôn hay miền núi rừng thiêng nước độc. Một người bị Ma dấu sẽ bị ma dẫn đi đến một nơi nào đó, họ không chết mà thường thì chỉ ngủ thiếp đi. Chỗ họ bị dấu đôi khi không hề khó tìm, chỉ có điều những người đi tìm không thể nhìn thấy được. Cho dù người bị dấu đứng ngay trước mắt. Ở những vùng nông thôn đôi khi vẫn có những đứa bé bị ma dấu từ sáng đến chiều, cả nhà đi tìm khắp nơi. Mãi đến buổi chiều đúng vào giờ gà lên chuồng đứa bé tự nhiên lù lù xuất hiện trước mặt cả nhả. Mọi người hỏi đi đâu thì nó trả lời là nó chơi trốn tìm rồi chốn vào góc nhà rồi thiếp đi một giấc ở đấy chứ không đi đâu hết. Vậy mà người ta xới tung cả nhà lên mà vẫn tìm không ra thằng bé.
Cả đoàn tìm kiếm hỏi anh ta giờ phải làm sao? Anh ta nói là phải làm một chút lễ rồi thắp hương cho Sơn thần để xin ngài chỉ chỗ dấu cho. Nhân tiện ở đây có một ngôi miếu cổ thì chúng ta cũng nên thắp hương thử xem. Đoàn người vội vàng cử hai thanh niên nhanh nhẹn nhất quay lại thôn để sắp lễ và mang thêm một ít hương. Chỉ vài tiếng sau hai người này đã quay lại cùng với một cụ già làng cùng đầy đủ mọi thứ cần thiết. Lễ đã soạn ra đầy đủ, hương khói đã được thắp lên nghi ngút. Cả đoàn người theo sự chỉ dẫn của cụ già làng cũng hành lễ để xin sơn thần chỉ cho chỗ dấu cậu thanh niên kia. Lúc đó trời đã đổ bóng về chiều. Bóng nắng đã thay đổi chuyển sang chiếu trực tiếp vào ngôi miếu rồi chiếu xin vào khóm tre rập rạp đằng sau. Bất chợt người ta nghe thấy những tiếng kêu ú ớ không thành tiếng phát ra từ giữa bụi tre. Cả đoàn người vội vàng hò nhau kéo lại khóm tre để xem âm thanh đó là tiếng gì.
Họ vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra nằm giữa khóm tre rậm rạp đó chính là anh chàng say rượu mà họ đang tìm kiếm. Anh ta chắc chỉ mới tỉnh rượu nên miệng chỉ ú ớ gọi được dăm ba câu vô nghĩa. Người ta vẫn không hiểu bằng cách nào mà hắn có thể chui vào được giữa một khóm tre rậm rạm như vậy. Thân tre vốn rất dày và giai, lá tre và ngọn tre nhỏ đâm ra tua tủa sắc nhọn vô cùng. Vốn bình thường không ai có thể một mình chui vào giữa khóm tre đó ngủ được. Lúc tỉnh lại chính cậu thanh niên đó cũng không làm thế nào để tự mình ra khỏi bụi tre rậm rạp đó. Lúc đó người ta phải hò nhau mang dao, rựa để phạt bớt tre, dọn đường cho thanh niên khỏe mạnh kéo cậu ta ra. Rồi cuối cùng người ta cũng lỗi được hắn ra và mang về nhà. Nhưng ai hỏi thì hắn cũng không còn nhớ được điều gì hết. Hắn đã không thể nhớ sự việc xảy ra hôm qua như thế nào.
Nhưng sự việc chưa dừng lại ở đó, hắn ta đã thay đổi hoàn toàn từ sau ngày hôm đó. Không còn là chính mình nữa, hắn đã trở thành một con người khác hẳn, một nhân cách khác hẳn. Hắn ta đã trở thành một bà già trong thân xác của một cậu thanh niên to khỏe. Chẳng phải là một bà già bình thường, mà là một bà già quái lạ, quái lạ từ cách ăn ở, trang phục quần ao mặc, và "bà lão" còn nói những thứ tiếng cổ quái mà không ai có thể hiểu được ...

[TỔNG HỢP] TRUYỆN MA CÓ THẬT - Thế Giới Tâm Linh Xung Quanh Chúng TaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ