CÂU HỎI & ĐÁP ÁN BẢO VỆ ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP II
1. Chức năng của lưới thép đầu cột . Tại sao với đầu cột bê tông đủ chịu ứng suất nén cục cũng phải bố trí lưới thép. Tại sao phải bố trí lưới thép ở chân cột mà không phải là các vị trí khác ở giữa cột ?
Chức năng lưới thép đầu cột có nhiệm vụ gia cố chống lại ưs nén cục bộ. Tuy nhiên khi tính toán nếu Bê tông đầu cột đảm bảo khả năng chịu nén cục bộ vẫn cần bố trí lưới thép theo cấu tạo tối thiểu để chống lại ảnh hưởng của va chạm khi vận chuyển , cẩu lắp cột và khi thi công lắp ghép cột với xà ngang. Tương tự ở ngay dưới chân cột cũng vậy , ngoài ra lưới thép còn có tác dụng tăng thêm độ cứng trong liên kết ngàm của cột với móng.
2. Cấu tạo liên kết dầm cầu trục và vai cột??
Dầm cầu chạy liên kết với vai cột bằng bu lông neo và hàn, thể hiện trên hình vẽ (tự múa), Các bước chế tạo như sau:
- Đặt dầm cầu trục lên vai cột, điều chỉnh đúng vị trí thiết kế rồi tiến hành liên kết.
+ Liên kết đầu dầm vào cột bằng tấm thép hàn đứng (liên kết hàn).
+ Liên kết hai đầu dầm lại với nhau bằng hai tấm thép nối (Liên kết hàn).
+ Liêm kết đáy dầm vào vai cột bằng các bu lông neo và thép góc đặt sẵn.
+ Chèn bê tông vào khe hở giữa dầm và cột bằng Bê tông có cấp độ bền >=B15.
3. Tại sao vị trí bulong trên đầu cột lại đặt cách trục định vị 150??
Lấy theo cấu tạo định hình của bản ghép, mà thực chất thì cấu tạo định hình của bản ghép lại phụ thuộc vào sự đơn giản hóa khi tiến hành lắp ghép xà ngang vào đầu cột. Hay nói tóm lại là : đặt như vậy để thuận lợi khi tiến hành lắp ghép cột với xà ngang.
5. Chức năng của thép đai??
Cốt thép đai trong cột có vai trò rất quan trọng: cố định vị trí cốt thép dọc khi đổ bê tông và giữ ổn định cho cốt thép dọc chịu nén. Chịu các ứng suất do co ngót và thay đổi nhiệt độ, ngoài ra cốt đai còn có tác dụng tăng khả năng chịu nén của bê tông (Hạn chế biến dạng nở ngang của bê tông. Thông thường cốt thép đai trong cột được xác định theo các yêu cầu cấu tạo. Chỉ tính toán khi lực cắt có giá trị lớn.
6. Ý nghĩa , chức năng của các cốt thép trong vai cột
Vai cột được tính toán theo trường hợp công xôn ngắn, cốt thép trong vai cột gồm hai loại:
- Cốt thép dọc để chịu Mô Men uốn M = 1,25Qv.av
- Cốt thép ngang để chịu lực cắt gồm cốt đai ngang và cốt đai xiên. Cốt đai ngnag còn có tác dụng cố định cốt thép dọc khi đổ bê tông.
- Cốt thép lưới có nhiệm vụ gia cố chống lại ưs nén cục bộ tác dụng lên vai cột.
7. Dựa vào nhận xét nào để xác định sơ đồ tính khi xác định nội lực. Với tải trọng đứng - lực hãm ngang thì sao ? Mà với tải trọng gió thì sao ?, Tại sao đv xác định nội lực do tải trọng đứng , lực hãm ngang lại dùng pp lực ? Dùng phương pháp chuyển vị có được ko ? Bảng tính trong KHUNG giống hay khác với bảng tính trong sách kết cấu mà em từng học ? Nếu khác thì vì sao ?
Nhà công nghiệp một tầng có hệ mái cứng (panel mái, dầm, dàn mái bằng BTCT), khi tính coi xà ngang có độ cứng bằng vô cùng (vì không có biến dạng dọc trục và biến dạng góc xoay), như vậy thì chuyển dịch ngang của các đầu cột ở cùng một cao trình sẽ như nhau. Xem liên kết giữa cột với xà ngang là khớp, liên kết cột với móng là ngàm cứng, bỏ qua chuyển vị xoay của móng trong nền đất.
Nhà công nghiệp ta thiết kế có 3 nhịp, do đó khi tính với tải trọng đứng và lực hãm ngang của cầu trục cho phép bỏ qua chuyển vị ngang đầu cột. Do đó với các loại tải trọng trên việc tính khung có thể đưa về các cột riêng rẽ có một đầu ngàm và một đầu khớp. Đây là kết cấu siêu tĩnh bậc 1, phản lực trong liên kết ngang có thể xác định theo phương pháp lực, hoặc dùng các bảng lập sẵn để tính toán. Dùng phương pháp chuyển vị vẫn có thể tính toán được nội lực nhưng phức tạp hơn nhiều do có số ẩn nhiều hơn. Còn khi tính khung dưới tác dụng của tải trọng gió, không cho phép bỏ qua chuyển vị ngang đầu cột. khung có xà ngang trên cùng một cao trình, ẩn số Z là chuyển vị ngang của đầu cột. xác định được Z, ta xác định được phản lực ở đầu cột, việc tính toán nội lực trong các tiết diện cột được tiến hành như đối với công xôl đặt đứng
Bảng tính trong Khung khác với trong cơ kết cấu vì ở đây ta đang xét cột có tiết diện thay đổi.
8. Dầm cầu trục xác định dựa vào những yếu tố nào ?
Sức trục, nhịp nhà, Nhịp dầm
10. Trạng thái làm việc của cột ? Trong cột có nén đúng tâm ko ?
Cột làm việc theo cấu kiện nén lệch tâm. Trong thực tế ko có cấu kiện chịu nén đúng tâm vì lun có momen uốn gây lệch tâm.
11. Móc cẩu ngoài tác dụng vận chuyển , cẩu lắp còn có tác dụng gì khác nữa ko?
Ngoài tác dụng vận chuyển, cẩu lắp, Móc cẩu còn dùng để đánh dấu, định vị cột khi sắp xếp các cột với nhau khi vận chuyển.
12. Kể tên các bộ phận tạo thành khung ngang va khung doc của nhà CN
Kết cấu mái, cột, móng tạo thành khung ngang nhà.
Tấm mái, dầm cầu trục và hệ dầm giằng theo phương dọc nhà cùng với cột và móng tạo thành khung dọc nhà, chúng đảm bảo độ cứng của nhà theo phương dọc.
13. Thế nào là hế số không gian. Khung nào có hệ số không gian lớn nhất?
Các khung ngang trong cùng một khối nhiệt độ được liên kết với nhau bằng hệ mái, hệ giằng doch đầu cột, dầm cầu trục tạo thành một khối khung không gian, tác dụng của tải trọng tĩnh và tải trọng gió phân phối đều cho toàn nhà, các khung ngang chịu lực giống nhau, làm việc như nhau vì thế có thể tách ra thành từng khung ngang riêng biệt để tính toán. Tải trọng cầu trục không tác dụng đồng đều lên toàn bộ các khung mà ở mỗi thời điểm nhất định chỉ tác dụng trực tiếp vào một vài khung nào đó, khung trực tiếp chịu tải trọng sẽ bị biến dạng, nhờ có các liên kết mà các khung bên cạnh cản trở một phần biến dạng của khung trực tiếp chịu lực và chịu bớt một phần tải trọng cho nó. Đó là sự làm việc không gian của khối khung. Để kể đến điều này thì ta đưa ra hệ số không gian Ckg
14. Tại sao dầm cầu trục có tiết diện là chử T:
Vì đây là hình thức tiết diện ngang có lợi nhất. Cánh tiết diện chữ T có tác dụng tăng độ cứng theo phương ngang khi chịu hãm đồng thời tạo thuận lợi cho việc lắp đường ray và sử dụng cầu trục.
15. Tại sao cột sườn tường phải bố trí ở mắt dàn?
Sườn tường là trụ bê tông cột thép ( trụ giả hay ra công trường vẫn gọi là bổ trụ dù không chính xác về khái niệm ) để dựa tường vào đó( có râu thép khi xây gạch, hoặc cũng có thể dùng tấm tường liên kết vào), tường chịu tải trọng gió -->>truyền lên sườn tường--> dàn --->cột---> Móng. Sở dĩ phải dựa vào mắt dàn vì nếu đặt vào giữa thanh cánh hạ sẽ gây ứng suất uốn và ứng suất cục bộ cho thanh cánh hạ. Điều này rất bất lợi cho kết cấu vốn chỉ được tính toán chịu lực dọc ( lực kéo ). Mà nếu giả sử không dựa vào dàn (dàn đầu hồi ) thì cái sườn tường (thanh console ) khó có thể chịu được tải trọng gió tác dụng lên diện tích tường cao mười mấy mét và rộng 6m.
16. Cái gì chịu lực gió theo phương dọc nhà?
Cột sườn tường, dầm cầu trục.
17. Vì sao chọn khung thứ 2 để tính toán nội lực mà không chọn khung khác
Chọn khung thứ 2 kể từ đầu hồi nhà để tính toán vì sự hỗ trợ của các khung khác cho khùng này là yếu nhất (không xét khung đầu tiên vì thường thì khung này chỉ chịu một nữa tải trọng so với các khung ở giữa)
18. Tại sao chiều sâu cột ngàm vào móng là 800mm, nếu chọn khác có được không?
Theo qui định, chiều sâu đoạn cột ngàm vào móngphair thỏa mãn a>= Hd, cả hai cột có chiều cao lấy như nhau, do vậy lấy theo tiết diện cột trục B có chiều cao H = 800. Cũng có thể chọn H lớn hơn nhưng như vậy thì không kinh tế, gây lãng phí vật liệu.
19. Tại sao không chọn LK Ngàm ở dàn và cột, khớp ở chân cột.
Đối với khung nhà 1 tầng lắp ghép, dàn được liên kết với cột bằng các liên kết bulong. Liên kết giữa dàn với cột phải luôn cấu tạo là khớp để đảm bảo dàn là tĩnh định. Nếu cấu tạo để Liên kết giữa dàn với cột là Ngàm sẽ dễ phát sinh các ứng lực tại liên kết do biến dạng nhiệt, co ngót… Có thể gây phá hoại liên kết.
Liên kết giữa cột với móng nên chọn là Ngàm. Lí do là trong nội dung đồ án, giả thuyết nền đất tương đối tốt, khi đó việc chon liên kết giữa cột với Móng là cứng thì sự phân phối nội lực trong khung sẽ hợp lí hơn, độ cứng khung lớn. Nếu chọn liên kết giữa cột và móng là khớp, cột khung sẽ rất nặng nề mặc dù móng sẽ được nhẹ hơn. Vì vậy chỉ hợp lí khi cột sử dụng cốt thép ứng lực trước.
20. Cách xác định chiều cao hình học của cột??
Chiều cao hình học của cột được xác định như sau:
- Hc = Ht + Hd + a3
- Ht = Đ – V
- Đ = R + Hcc + a1
- Hd = V + a2
- V = R – hr -hdcc
Trong đó: - R: Cao trình ray
- Hcc: Khoảng cách từ đỉnh ray cho đến mặt trên xe con
- hr : Chiều cao ray.
- hdcc: Chiều cao dầm cầu chạy
- a1: khoảng cách từ mặt trên xe con đến mép dưới kết cầu mang lực mái a1 ≥ 100mm
- a2: Khoảng cách từ mặt nền (0.00) đến cao trình mặt móng a2 ≥ 400mm
- a3: Chiều dài đoạn cột chôn vào móng a3 ≥ hd
21. Sự khác nhau giữa đồ án bản thân và đồ án người khác
22. Vì sao biết để kiểm tra thép
24. Có mấy hình thức mái? Vì sao chọn loại hình thức này?( Kinh tế…)
25. Vì sao kiểm tra Q<= 0,8…..
26. Nêu các tác dung của tải trọng gió??
27. Vì sao dùng phương pháp chuyển vị để tính toán??
28. Nguyên tắc tổ hợp nội lực
29. Căn cứ nào xác định được tiết diện đầu cột là nguy hiểm nhất
30. Căn cứ xác định chiều cao nhà??
31. Căn cứ xác định các cột( chiều cao, tiết diện…)
32. Yêu cầu cấu tạo của cốt đai
33. Yêu cầu cấu tạo của lưới thép đầu cột??
34. Căn cứ xác định chiều cao vai cột
35. Kiểm tra vai cột gồm những gì??
36. Trình tự tính toán nội lực của khung ngang
37. Tác dụng của gió như thế nào lên mặt bên của nhà
38. Tính thép của cột biên và cột giữa khác nhau như thế nào??