CHƯƠNG I: THÔI MIÊN LÀ GÌ?
1. Định nghĩa
Nói cho gọn: Thôi miên là làm ngủ (Theo tự điền).
Muốn giải thích rõ hơn,phải dài dòng hơn: Thôi miên một người nào đó là áp dụng những biện pháp thích ứng như vuốt (nhân- điện), nói (dẫn-dụ), ngỏ (kích thích giác quan), để đưa người ấy (gọi là đồng tử) vào giấc ngủ thôi miên, không khác mấy giấc ngủ thường, nhưng có hiện ra nhiều trạng thái đặc biệt; mỗi trạng thái lại nảy sinh ra những hiện tượng lạ như: đâm không biết đau, nhắm mắt vẫn trông thấy sự vật chung quanh...
Người điều khiển, ta gọi là nhà thôi miên.
Người chịu ảnh hưởng là: đồng tử.
Nhà thôi miên giữ vai trò chủ động.Người đồng tử lãnh vai thụ động.
Cũng có khi người đồng tử tự mình bước vào giấc ngủ thôi miên không cần người điều khiển, chỉ nhờ tự kỷ ám thị (auto auggustion). Ấy là phép thôi miên tự động (auto hypnotisme).
"Xác đồng" nhờ thầy pháp dùng bí thuật làm mê đó là trường hợp thôi miên có người điều khiển.
"Cô trạng", "cô cốt" ngồi xem bói,miệng lâm dâm niệm phép, óc chăm chú vào việc lên đồng và tự làm cho mình ngủ mê đó là trường hợp thôi miên tự động.
Cũng nên nhắc qua: Việt ngữ dùng chữ "thôi miên"có phần rõ ràng hơn chữ Pháp. Khoa thôi miên tổng quát tiếng Pháp là Hypnotisme và đồng thời phái "kích thích giác quan" của Bác sĩ Braid (một trong bốn phái ngánh) tiếng Pháp cũng gọi là Hypnotisme. Như thế người mới học thôi miên dễ bị nhầm lẫn.
Nếu dùng chữ braidsme thay thế chữ hypnotisme để chỉ về môn thôi miên kích thích giác quan thì được minh bạch hơn. Nhưng, thói quen không dễ gì lay chuyển. Còn một cách đặt ra một danh từ mới để phiên dịch chữ thôi miên của ta.
2.Thôi miên trải qua các thời đại.
Dưới thời văn minh cổ, khoa thôi miên đã được phát triển đến mực rất cao. Phải chăng người ta nói: văn minh hiện đại là cuộc tìm lại nền văn minh xưa.
Kim Tự Tháp ở xư Ai Cập ( một trong bảy kỳ quan trên thế giới) có ghi lại những hình vẽ trên đá mô tả một người đưa tay truyền điện sang qua một người đồng tử. Ấy, người xưa đã biết sử dụng phép vuốt theo lối các nhà thôi miên nhân điện đời nay thường dùng. Hơn nữa, kế bên người đồng tử ta thấy có vẽ một người cỡ nhỏ liên lạc với người đồng tử; đó là bằng chứng cụ thể người Ai Cập xưa đã biết luyện thuật thôi miên đến bực cao đẳng (trạng thái xuất hồn).
Ở xứ Hy Lạp thuở xưa có đền thờ Delphes nức tiếng nhờ tài tiên tri của mấy cô cốt (pythies) do các nhà sư trong đền huấn luyện và điều khiển theo nguyên tắc thôi miên. Các cô ấy là những cô gái đồng trinh được các nhà sư tuyển chọn trong đám dân quê mùa chất phác. Theo Plutarque, trong chùa luôn luôn có hai cô thường trực và một cô thứ ba đóng vai dự bị. Điều đáng chú ý là: các cô cốt ấy tiên tri trong lúc ở vào trạng thái khác hẳn lúc bình thường, tương tự như trạng thái "mộng du" của khoa thôi miên ngày nay. Lời tiên tri của các cô ấy ắt có điều phi thường, bởi chẳng những dân chúng tôn sùng như lời của thần thánh mà cho đến các bậc vua chúa cũng đến cầu khẩn khi hữu sự. Hoàng đế Néron (vị bạo chúa đã đốt thành Roma để xem cho vui mắt) muốn biết số mạng làm vua được bao lâu, cốt trả lời: "Nên đề phòng 63 tuổi". Nghĩ mình chưa già, Néron mừng thầm và không ngờ kẻ đó bị lão Galba 63 tuổi soán ngôi. Hoàng đế Trajan, để thử tài tiên tri của đền Delphes, dặn đem đến cho cốt một bức thư niêm kín. Vừa trông thấy thư ấy, cốt gửi cho nhà vua một miếng giấy trắng. Các nhà sư tỏ vẻ lo lắng vì cho rằng cốt không đủ tài phúc đáp bức thư của triều đình. Nhưng khi sứ giả hồi trào và trao cho vua miếng giấy trắng, nhà vua khâm phục vì trong phong bì ông gửi cũng chỉ có một miếng giấy trắng.

BẠN ĐANG ĐỌC
THUẬT THÔI MIÊN
Non-FictionPhương pháp thực hành 100% Học thôi miên mà không làm cho đồng tử ngủ được thì cũng bằng không...