NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945
1.1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc
1.1.1.Thời kỳ Văn Lang
Văn Lang – Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắn đến Động Đình Hồ, Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), bao gồm 15 bộ. Họ Hồng Bàng tồn tại từ năm 2879 Ttr.CN – 258 tr.CN (2.622 năm). Kinh đô ở Phong Châu
- Nét nổi bật trong quan hệ với các nước lân cận thời kỳ Văn Lang là tư tưởng hòa hiếu. sử sách ghi nhận Hùng Vương đã từng cử sứ thần vượt đường xa vạn dặm đem chim quý biếu Chu Thanh Vương (Trung Quốc) để tỏ lòng mong hòa hiếu (năm 1110 tr.CN). Vua Chu đáp lại bằng việc tặng sứ giả của vua Hùng Vương năm cỗ xe có kim chỉ nam để về nước khỏi lạc hướng
Sự chủ động tiếp xúc ngoại giao này chứng tỏ Văn Lang là một quốc gia dựng nước sớm, có ý thức đoàn kết, hữu nghị với các nước láng giềng.
1.1.2. Thời kỳ Âu Lạc (257 – 208 tr.CN)
Do tình hình thực tế lúc đó, quan hệ ngoại giao thời Âu Lạc (nhà Thục) là chống xâm lăng, bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc
1.2. Thời kỳ chống giặc phương Bắc đô hộ
- Kiên quyết chống ngoại xâm nô dịch, đồng hóa của nước ngoài
- Liên minh với nước ngoài để đánh giặc giữ nước
Mai Thúc Loan liên minh với Lâm Ấp (Chiêm Thành, Chân Lạp) khoảng đầu thế kỷ VIII để chiến đấu, liên kết với Kim Lân (Malaixia).
- Đối ngoại mền dẻo để giữ yên bờ cõi
1.3. Ngoại giao thời Đại Việt
1.3.1. Những hoạt động ngoại giao nổi bật của các triều đại phong kiến dân tộc
- Ngô Quyền thi hành chính sách ngoại giao cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, tiến công ngoại giao làm tan rã ý đồ xâm lược của nhà Hán:
+ Bỏ chức Tiết độ sứ, lên ngôi vua, xây dựng nhà nước độc lập, lập triều đình, nghi lễ riêng, phẩm phục riêng.
+ Trong xưng đế, ngoài xưng vương
+ Lợi dụng sự rối ren của phương Bắc, không cầu thân riêng rẽ, đứng độc lập, tự chủ.
- Tiếp đó Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt và thực hiện các biện pháp:
+ Hòa hiếu với lân bang
+ Chủ động giao hảo với nhà Tống khi nhà Tống đang mạnh.
- Lê Hoàn vừa đánh thắng quân xâm lược Tống, vừa liên tục tấn công ngoại giao để đánh bại mưu đồ phục thù của kẻ địch.
Lê Hoàn thi hành chính sách ngoại giao cứng rắn, thông minh, liên tục tấn công địch: cử sứ giả sang thông hiếu với nhà Tống, đặt quan hệ buôn bán nhưng không trả tù binh cho nhà Tống (5 năm sau mới giải quyết vấn đề tù binh). Thái độ kiên quyết và mềm dẻo như bố trí trí thức nước ta đón sứ Tống trong vai phu chèo thuyền, dùng quân sự để uy hiếp sứ giả… nhờ vậy Lê Đại Hành giữ yên được bờ cõi.