I. Tác giả:1. Cuộc đời:Hoàng Phủ Ngọc Tường quê ở Quảng Trị nhưng sinh ra, lớn lên và học tập tại Huế. Ông vừa dạy học, vừa tham gia các phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên Huế, tham gia chính quyền cách mạng ở tỉnh Quảng Trị. Sau 1975 ông công tác trong lĩnh vực văn nghệ tại Huế. HPNT viết văn, làm báo từ những năm 1960.2. Phong cách nghệ thuật:Ông có phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác, sở trường là thể tùy bút, bút kí vừa giàu chất trí tuệ và giàu chất thơ với nội dung văn hóa, lịch sử phong phú.3. Tác phẩm chính:Nhà văn đã từng đc nhận nhiều giải thưởng quốc gia về văn xuôi với các tác phẩm: Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh,…II. Hoàn cảnh ra đời và chủ đề tác phẩm1. Hoàn cảnh:Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông in trong tập bút kí cùng tên. Tập sách gồm tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975, đang bừng bừng cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhưng ở HPNT, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thuờng gắn với tình yêu thiên nhiên và truyền thống văn hóa sâu sắc2. Chủ đềBài tùy bút thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với tình yêu thiênnhiên sâu sắc, với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, đồng thời truyền đạt bằng một ngòi bút tài hóa, với lời văn đẹp và sang.Linh hồn của bài viết chính là vẻ đẹp huyền thọai của dòng sông Hương, qua ngòi bút tài hoa, lãng mạn của HPNTIII. Đọc hiểu:1. Ba góc độ trong vẻ đẹp huyền thọai của sông HươngVẻ đẹp của sông Hương được phát hiện ở ba góc độ:a) Vẻ đẹp ở cảnh sắc thiên nhiênSông Hương có một vẻ đẹp phóng khoáng và man dại, rầm rộ dưới những bóng cây và đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xóay như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, một bản trường ca của rừng già khi nó đi qua giữa lòng Trường Sơn. Sông Hương đã sống nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di gan lang thang, say đắm.Bỗng sông Hương thoắt có vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ khi trở thành “người mẹ phù sa” của một vùng văn hóa đất đế đô. Rừng già hun đúc cho dòng sông một bản lĩnh gan dạ, nhưng cũng lại chế ngự sức mạnh bản năng của nó để đira khỏi rừng, sông Hương đột ngột uốn mình theo những đường cong thật mềm, đẹp như một tấm lụa. Đặc biệt hơn là vẻ đẹp biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của một nền trời tây nam thành phố “sớm sxanh, trưa vàng, chiều tím”, lãng mạn, kì ảo như chính vùng đất đế đô.Thế rồi sông Hương lại trầm mặc khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch, những lăng mộ âm u mà kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn, một vẻ đẹp dường như không có ở bất cứ dòng sông nào.Và lạ lùng thay, sông Hương lại mang trong mình một màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm huởng ngân ca của tiếng chuông chùa Thiên Mụ, vẻ đẹp vui tươi đi đi wa những bãi bờ xanh biết vùng ngọai ô Kim Long, “nhìn thấy chiếc cầu trắng của tp, in trên nền trời, nhỏ nhắn như một vành trăng non”. Vẻ đẹp lãng mạn khi sông Hương uốn một đường cong thật mềm, như một tiếng “Vâng” ko nói ra của tình yêu giống sông Xen của Nauy, sông Đanuýp của BuĐapét. Đó là vẻ đẹp “mơ màng trong sương khói”, khi nó rời xa dần thành phố để đi qua những bờ tre, lũy trúc và những hàng cau thôn Vỹ Dạ, những xóm chài xúm xít, những lập lòe ánh lửa đêm sương.b) Vẻ đẹp nhìn ở góc độ văn hóa:Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên, sông Hương còn đc cảm nhận từ góc độ văn hóa.Nhà văn còn gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế và trong khỏanh khắc, sông Hương trở thành một “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, một vẻ đẹpsang trọng chỉ của riêng Huế. Nhà văn còn liên tưởng đến Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nguyễn Du từng bao năm lênh đênh trên dòng sông này và có lẽ đã diễn tả điệu “Tứ đại cảnh” của Huế trong tiếng đàn của Kiều “trong như tiếng hạc bay qua, đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Tác giả còn cho rằng có một dòng thi ca về sông hương, một dòng sông không lặp lại mình trong cảm hứng của các thi sĩ., là dòng sông lấp lánh sắc màu, là “dòng sông trắng, lá cây xanh” trong thơ Tản Đà, như “Kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát, là “nội quan hòai vạn cổ, chiều trời, bảng lảng” trong thơ bà Huỵên Thanh Quan, là vẻ đẹp rất Kiều.“Long lanh đáy nứơc in trờiThành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”Là sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu:“Trên dòng Hương GiangEm buông mái chèoTrời trong veoNước trong veo”c) Vẻ đẹp nhìn ở góc độ lịch sử:Không chỉ đc nhìn ở góc độ văn hóa, sông Hương còn đc xác định vẻ đẹp ở góc độ lịch sử. sông Hương từng là dòng sông bảo vệ biên thùy thời Đại Việt với tên Linh Giang, từng soi bóng kinh thành Phú xuân của Nguyễn Huệ trong thế kỉ XVIII, từng chứng kiến những cụôc khởi nghĩa bi tráng thế kỉ XIX. Rồi cm tháng tám 1945 và chiến dịch mậu thân 1968 trong kháng chiến chống Mỹ, sông Hương đã ghi một nét son trong lịch sử dân tộc. Dòng sông đã mang trong dòng chảy của nó cả máu, nước mắt và những chiến công chói lọi của dân tộc.2. Ngòi bút tài hoa, lãng mạn của nhà văn:Có thể nói bản thân sông hương đã là một huyền thọai, khi đi qua ngòi bút tài hoa, lãng mạn của HPNT huyền thọai của dòng sông càng lấp lánh, hấp dẫn. Nhà văn đã nhìn sông hương như một cô gái Huế. Có lúc là một “cô gái Digan phóng khóang, man dại” nhưng nói chung là một thiếu nữ tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức mà không lòe lọet, khô khan, giống những cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo điều lục, đấy cũng chính là “màu của sương khói trên sông hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên sau đó ẩn dấu khuôn mặt thực của dòngsông”.Bài kí ca ngợi dòng sông hương xứ huế, rộng hơn là một vùng cố đô đẹp và thơ mộng, ca ngợi lịch sử vẻ vang của huế, ca ngợi nền văn hóa và tâm hồn con người huế. Tác giả coi sông hương là biểu tượng của tất cả vẻ đẹp của cảnh và người đất Huế đô. Hơn nữa, “nói Huế, nói sông Hương nhà văn muốn nói đến nhiều hơn chuyện xứ sở của một vùng đất mà nói đến chuyện con người, chuyện lẽ sống ở đời qua thăng trầm biến thiên của thời gian” như nhậnxét của Phạm Xuân Nguyên. Gửi một tâm hồn một nghệ sĩ tinh tế, một vốn văn hóa về huế và trước hết là một tình cảm vô cùng thiết tha với Huế, nhà vănđã huy động triệt để mọi tiềm năng văn hóa, mọi vốn ngôn từ giàu có của mình để phát hiện, diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của Huế, thể hiện tập trung ở dòng sông hương như một biểu tượng của cố đô.Tác giả đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nhân hóa với Huế và dòng sông hương “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản tính gan dạ, một tâm hồn tự do và trongsáng”, nhưng chính rừng già nơi đây cũng đã “chế ngự bản năng ng con gái ofmình, để đi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa, xứ sở”. Vẻ đẹp này của sông Hương thật ra đã có cội nguồn từ sâu thẳm của nó, trong cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua. Lối nhân hóa của nhà văn rất sâu sắc mà trí tuệ. “Phải nhiều thế kỉ qua đi, ng tìnhj mong đợi mới đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Kiến thức về địa lí, năng lực quan sát và sự phong phú về ngôn từ tình cảm đã giúp nhà văn viết lên những câu đầy màu sắc và ấn tượng. Sông Hương, một người congái dịu dàng của đất nước, trong màu áo điều lục, nó như cô gái Huế có vẻ đẹpriêng với những nét tính cách, những nét tâm hồn riêng và cái duyên riêng tình tứ mà kính đáo. Câu văn xuôi của nhà văn lãng mạn, đẹp như một lời thơ. Nhàvăn còn có những đặc sắc trong những cách so sánh, ví von: “sông Hương đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trền nền trời, nhỏ nhắn như một vành trănng non”. Có màu sắc của chiếc cầu, có ánh sáng của bầu trời, cónét thơ mộng của hừng sáng vầng trăng non, có cả nét duyên dáng, dịu dàng của cô gái huế và có cả nét gì đó bừng sáng như không chói gắt ở chân trời xagửi một niềm vui mà không ồn ào của sống Hương: Sông hương khi chảy vào thành Huế, trở nên vô tư hơn, mềm mại và dịu dàng: “Dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” còn khúc quanh trước khi ra bỉen lại như một “nỗi vuơng vấn, cả một chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu”, một cái nhìn rất tài hoa, lãng mạn và giàu liên tưởng đã biến sông Hương thành ng con gái Huế đa tình mà duyên dáng, kín đáo, thuận tình mà e lệ. Sông Hương có lúc lại hòa vào trong nghìn ánh hoa đăng, bồng bềnh, ngập ngừng như muốn đi, muốn ở , chao nhẹ trên mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng. Kiến thức âm nhạc đã đc nhà văn huy độg vào những liên tưởng kì thú “sông Hương như đang đắm mình trong những điệu nhảy slow tình cảm dành riêng cho Huế”.“Sông hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Sử thi là chiến công, là cái hồn từ bi màu đỏ như sông Hưiơng là sử thi mà trữ tình. Hùng ca mà cũng là bản tình ca dịu dàng tươi mát, đó là nét độc đáo của Huế. Nhà văn còn có những đặc sắc trong liên tưởng. Từ dòng sông Hương, tác giả liên tưởng đến truyện Kiều của Nguyễn Du vì Nguyễn Du đã từng có time làm quan ở Huế. Đó là cơ sở để tác giả suy đóan, Nguyễn Du đã từng nhiều đêm dạo thuyền trên sông Hương, ngắm phiến trăng sầu trên dòng sông, nghe nhã nhạc cổ điển trên sông nước Huế “nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên dòng sông này với một phiến trăng sầu” mà từ đó “những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”. Tuy nhiên, từ sông hương đến Truyện Kiều và Nàng Kiều, sự liên tưởng của nhà văn chủ yếu dựa vào những nét tương đồng giữa cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Nguyễn Du và tính cách Nàng Kiều với cảnh và ng vùng sông Hương núi Ngự. Câu thơ trong truyện Kiều, gợi nhớ làn điệu nhạc Huế“Một buổi tối nghe con gái đọc Kiều:“Trong như tiếng hạc bay quaĐục như tiếng suối mới sa nửa vời”Đến câu ấy, ng nghệ nhận chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!”.“Dòng sông giống như “nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông hươngđã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi ra biển cả” – dòng sông tình tứ như một cô gái, say đắm, thủy chung3. Ý nghĩa nhan đề và câu kết thúc bài kí:Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” vừa gợi cái tên đẹp của sHương, một vẻ đẹp phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống tâm hồn con ngừơi Huế, vừa gợi niềm biết ơn với những người đã có công khai phá ra miền đất có dòng sông huyền thọai đó.Bài kí đã kết thúc bằng cách lí giải cái tên của dòng sông: sông Hương – sôngthơm. Chính nội dung bài kí là câu trả lời nhưng đến đây, tác giả muốn nhấn mạnh thêm bằng một huyền thọai mĩ lệ: “Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi”. Huyền thọai về tên dòng sông đã nói lên khát vọng về con người ở đây: muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp lịch sử văn hóa quê hương đất nước.4. Kết luận:Bài kí đã thể hiện một tắm lòng thiết tha, say đắm của nhà văn với cảnh và ng xứ Huế. Một nhà văn nứơc ngoài nói: “Có ba khả năng cơ bản của một nhà tiểu thuyết: anh ta kể một câu chuyện, anh ta tả một câu chuyện, anh ta suy nghĩ một câu chuyện”. HPNT là lọai thứ ba, đúng hơn, ông là cả ba nhưng thiên về lọai thứ ba. Ông kể, ông tả để mà suy nghĩ, phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tương giao đến mức hòan thiện, chặt chẽ mới sinh ra đc những áng văn ko dễ một lần thứ hai viết đc.Nhà văn còn có nét đặc sắc trong lối viết kí. Ngòi bút phóng túng, tài hoa, với sự liên tưởng kì diệu, kết hợp hài hòa giữa trí tuệ và cảm xúc, khách quan và chủ quan, thể hiện một cái tôi hấp dẫn trong một bài “kí tâm hồn”. Nhà văn cứ rỉ rả, cứ lặng lẽ kể ra viết ra những dòng chữ bình dị nhất nhưng đồng thời cũng là tâm huyết nhất trong trái tim một nhà văn tài năng.Bài viết rất giàu thông tin văn hóa lịch sử, và những trải nghiệm của bản thân, tạo nên những trang viết uyên bác, lôi cuốn, ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển, nồng nàn chất thơ, lãng mạn, trữ tình. Phải là sự tương giao đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra đc những áng văn tài hoa, không dễ một lần thứ hai viết đc. “Nhà văn là người làm văn phải coi sóc đến văn khi viết. Huống đây, Huế lại là một đối tượng rất văn, nên văn. HPNT bằng những bài viết về Huế đã làm đẹp thêm thành phố của mình. Thành phố của anh trên trang viết ko giống ai và ko ai có” – Phạm Xuân Nguyên.Sông Hương – Ai đã đặt tên cho dòng sông – một dòng sông đẹp như huyền thọai, long lan htrên những trang viết tài hoa, say đắm của HPNT để lòng người mãi bâng khuâng.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phân Tích Văn Học 12
RomansThời học sinh của tôi phải lao đao với những tác phẩm văn học khó, hiểu được nổi lòng của các bạn học sinh tôi xin phép đăng một số bài văn mẫu cho các bạn tham khảo. Những bài được đăng nhầm nâng cao khả năng cho học sinh và mục đích phi lợi nhuận...