Baocao

75 0 0
                                    

Câu 1: Trình bày tình hình ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam?

Trong vòng hai năm trở lại đây, khởi đầu là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, lần lượt đã có tới 5 doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ chữ ký số. Hướng kinh doanh còn khá mới mẻ này được đánh giá có nhiều tiềm năng. 

Chữ ký số là công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, an toàn cho giao dịch trên môi trường Internet. Chữ ký số sẽ giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nộidung đã ký, giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân yên tâm với các giao dịch điện tử của mình.

Việc ứng dụng chữ ký số đem lại cho doanh nghiệp, tổ chức rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm chi phí giấy tờ, thời gian luân chuyển trong hoạt động quản lý công văn, giấy tờ, thư điện tử. Bên cạnh đó, còn góp phần đẩy nhanh các giao dịch qua mạng trong khi độ an toàn và bảo mật thông tin vẫn được đảm bảo ở mức độ cao nhất có thể.

Theo đánh giá của các chuyên gia, dù còn khá mới mẻ đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt song chữ ký số lại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tương lai của thương mại điện tử và chính phủ điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Ở thời điểm này, có hai lĩnh vực đã rất nên và cần ứng dụng mạnh chữ ký số chính là các giao dịch thương mại điện tử và trong thuế.

Trước khi Việt Nam cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số cho 5 nhà cung cấp, vào thời điểm đầu những năm 2000, Bộ Công Thương đã là đơn vị tiên phong trong khối các Bộ, ngành ở Việt Nam triển khai xây dựng và ứng dụng hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dụng MOIT-CA.

Ứng dụng MOIT-CA đã được triển khai khá thành công trong một số dịch vụ công trực tuyến của Bộ như Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử eCoSys. Đây là hệ thống cấp giấy phép nhập khẩu tự động, Hệ thống cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trực tuyến… Qua đó rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp phép, giảm thiểu chi phí, công sức cho các doanh nghiệp.

Còn trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính cũng đặt mục tiêu tới năm 2012 sẽ có 350.000 doanh nghiệp ởViệt Nam sử dụng chữ ký số trong việc khai thuế qua mạng.

 Việc ứng dụng dịch vụ chữ ký số phát huy được nhiều tác dụng. Đối với doanh nghiệp, không cần phải trực tiếp đem chứng từ sổ sách tới Cục Thuế để nộp vào ngày quy định hàng tháng nữa mà thao tác hoàn toàn qua mạng Internet. Quy trình thủ tục được thực hiện nhanh chóng, đơn giản hơn rất nhiều, giảm thiểu được rất nhiều về thời gian đi lại.

Trong những năm gần đây, vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, doanh nghiệp, đưa ra đòi hỏi cấp bách về đầu tư, xây dựng hạ tầng và hoàn thiện về công nghệ để đảm bảo ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin an toàn, hiệu quả

Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mới quan tâm và hào hứng với việc ứng dụng chữ ký số, ngay cả các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng chờ đợi được triển khai. Và Công ty TNHH B.Braun Việt Nam là một ví dụ, nằm trong nhóm các doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng khai báo thuế qua mạng.

B.Braun Việt Nam là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân phối các sản phẩm dược phẩm, thiết bị y tế, dụng cụ y tế. Như các công ty khác, hàng tháng, B.Braun Việt Nam có rất nhiều mẫu biểu phải nộp cho cơ quan thuế như tờ khai giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý và các tờ khai quyết toán năm…

Câu 2: Khái quát bức tranh an toàn TMĐT tại Việt Nam trong thời gian qua?

Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC, tính đến tháng 12 năm 2010 số người sử dụng Internet tại Việt Nam đạt mức 26,7 triệu, chiếm khoảng 31,1% dân số cả nước. Tổng dung lượng kênh kết nối quốc tế của Việt Nam là 129.877 Mbps, tổng dung lượng kênh kết nối trong nước là 245.857 Mbps. Một số lượng lớn các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức đã có hệ thống mạng và website riêng. Ước tính đến hết tháng 12 năm 2010, có 180.870 tên miền .vn, 5566 tên miền tiếng Việt và 12.605.440 địa chỉ địa chỉ Ipv4 đã được cấp.

Tuy nhiên, tại Việt Nam sự phát triển nhanh chóng của Internet chưa kết hợp với các giải pháp an toàn thông tin tương ứng. Các sự cố lớn gần đây với mạng Internet như sự cố phân giải tên miền, lan truyền mã độc, xâm nhập hệ thống, từ chối dịch vụ, tấn công website là minh chứng cho điều này và đang trở thành vấn đề lớn cho an toàn thông tin tại Việt Nam. Theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), trong năm 2010, Trung tâm đã xử lý tổng cộng 243 sự cố tấn công mạng trên cả nước, trong đó có 173 vụ website lừa đảo

(phishing), 8 vụ mã độc (malware), 47 vụ tấn công xâm nhập hệ thống (intrusion) và thay đổi nội dung (deface), 3 vụ tấn công từ chối dịch vụ (DdoS và Botnet), 5 vụ tấn công thăm dò và 7 vụ khắc phục sự cố khác.

Năm 2010, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã tiến hành khảo sát 500 tổ chức, doanh nghiệp nhằm đánh giá mức độ nhận thức và bảo vệ an toàn thông tin trong các tổ chức này. Các câu hỏi tập trung tìm hiểu khả năng nhận biết và các biện pháp phòng chống đối với những mối đe dọa tấn công qua môi trường mạng vào hệ thống thông tin của tổ chức. Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức chung về an toàn thông tin của doanh nghiệp chưa cao, thể hiện qua các thông số:

 Khả năng nhận biết tấn công còn thấp, không rõ động cơ tấn công (26% tổ chức, doanh nghiệp được hỏi không biết hệ thống mạng của tổ chức mình bị tấn công, 26% nói rằng  bị tấn công, nhưng không rõ bao nhiêu lần, 53% thừa nhận hệ thống của mình không có  khả năng ghi nhận các hành vi tấn công);

Không định lượng được thiệt hại khi bị tấn công (63% đối tượng được hỏi cho biết không ước lượng được thiệt hại tài chính khi hệ thống của tổ chức mình bị tấn công);

Đa số không có quy trình thao tác chuẩn để phản hồi lại những cuộc tấn công máy tính (47% cho biết không và 46% cho biết không rõ về quy trình này);

Đa số chỉ thông báo nội bộ khi xảy ra sự cố (65% cho biết thông báo trong nội bộ phòng hoặc trung tâm tin học, 47% cho biết thông báo với lãnh đạo cấp cao của tổ chức mình).

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 09, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

BaocaoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ