Nguyễn Tuân là một nhà văn, một nghệ sĩ lớn, ông là con người tài hoa và là một trí thức giàu lòng yêu nứơc.Những sáng tác của Nguyễn Tuân rất phong phú về thể loại, song tuỳ bút là thể loại thành công nhất.Trong đó thiên tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp Nguyễn Tuân. Miêu tả thiên nhiên Tây Bắc, Nguyễn Tuân đưa lại cho người đọc những trang viết thật hấp dẫn.Cảnh Tây Bắc đẹp tuyệt vời với núi sông diễm lệ, những thung lũng lúa chín vàng và biết bao là thứ hoa đủ các màu sắc.Nhưng nhà văn dành nhiều số trang và bút lực hơn cả để miêu tả con sông Đà_con sông như tập trung tất cả những nét đặc trưng nhất của Tây Bắc.Qua ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một dòng sông vô tri vô giác mà đang hiện lên như một sinh thể sống có cá tính, có tính cách riêng biệt độc đáo như con người.
Sông Đà ngay từ đầu đã cuốn hút Nguyễn Tuân bởi sự độc đáo, ngang tàn của nó.Vì thế Nguyễn Tuân đã dành tới hai lời đề từ để giới thiệu về dòng sông:
“Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”.
Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam, phải vượt qua nhiều triền núi đá hiểm trở, có dộ dốc cao. Lúc này lòng sông hpẹ, nứoc sông chảy xiết lại có nhiều ghềnh thác hiểm trở.Nói như Nguyễn Tuân, sông Đà lúc này như một loài thuỷ quái khổng lồ hung ác, nham hiểm, là kẻ thù số một của con người.Nhưng khi xuôi về phía hạ lưu, lòng sông Đà mở rộng, độ dốc không cao, nứơc sông chảy hiền hoà êm dịu nên lúc này con sông lại có một vẻ đẹp thơ mộng trữ tình.
Con Sông Đà được nhà văn NT cảm nhận từ 2 phương diện đối lập nhau. Đó là một con sông dữ dội hiểm trở đã từng gây biết bao tai hoạ cho con người nhưng đồng thời nó cũng có 1 vẻ đẹp thật thơ mộng, trữ tình.Mở đầu thiên tuỳ bút NT đã liệt kê một loạt những con thác hung dữ, tính từ đất Vạn Yên trở về Thác Bờ thuọcc địa phận Hoà Bình.Trong số những con thác hung tợn đó, NT đã tập trung đặc tả một số con thác vô cùng “độc dữ, nham hiểm” giống như kẻ thù số 1 của con người.Nhưng cái đáng sợ của sông Đà đâu phải chỉ ở những cái thác hiểm trở mà còn thể hiện ở cái quang cảnh hùng vĩ, huyền bí va hoang sơ của dòng sông chạy giữa điệp trùng rừng núi của Tây Bắc.Ngòi bút miêu tả của NT thật linh hoạt, phóng túng giống như 1 nhà quay phim lão luyện.Có lúc NT miêu tả bao quát cả khung cảnh rộng lớn của sông Đà, có lúc ông lại đặc tả những hình ảnh tiêu biểu điển hình của con sông hung dữ. Đó là cảnh “đá bờ sông dựng vách thành mặt sông lúc ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt giời, có chỗ vách đá thành chẹt lấ lòng sông Đà như 1 cái yết hầu”, có quãng sông Đà hẹp đến mức “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách, có quãng con nai hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Để diễn tả cái vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông, NT không chỉ sử dụng thị giác mà ông còn kết hợp vận dụng những giác quan khác như thính giác, xúc giác đưa lại cho người đọc nhiều cảm xúc bất ngờ thú vị “ngồi trong khoang đò mà đi qua quãng ấy đang mùa hè cũng thấy lạnh cảm thấy như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng thứ mấ vưa tắt phụt điện”.
BẠN ĐANG ĐỌC