Written by Đức Anh_TPC
Tú Xương là nhà nho lớn lên vào buổi đầu của chế độ thuộc địa nửa phong kiến, một thời đại đen tối với những cảnh chướng tai gai mắt. Vì thế, ngòi bút của ông thường hướng đến sự trào phúng với sức châm biếm mạnh mẽ trên nền thơ trữ tình. Và nụ cười trào phúng ấy đã được thể hiện rõ nét nhất qua bài thơ Thương vợ. Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng của tác giả đối với bà Tú, một điển hình của người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến.
Xưa nay, hình ảnh người vợ thường hiếm gặp trong văn học trung đại VN, nhưng lại là đề tài quen thuộc trong thơ Tú Xương. Hình tượng người vợ đã được tác giả khai thác phong phú, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, thương vợ là bài thơ hay nhất, cảm động nhất của Tú Xương khi viết về bà Tú. Bài thơ đã khắc họa rõ nét, sống động hình ảnh của bà Tú, cùng với đó là tình cảm trân quý, yêu thương của tác giả và niềm tự trào pha giọng tâm tình tha thiết.
Hình ảnh bà Tú đã được tác giả khắc họa rõ rang, sống động qua sáu câu đầu của bài thơ. Hai câu đề chính là vài nét chấm phá của thi nhân về người vợ của mình :
Quanh năm buôn bán ở mom song
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Những ấn tượng đầu tiên mở ra đối với người đọc là sự vất vả, cực nhọc của bà Tú khi phải "Quanh năm buôn bán". "buôn bán" vốn dĩ là nghề bon chen, xô bồ, dường như ko thích với với bản tính e lệ của người phụ nữ phong kiến. Nhưng vì chồng, vì con, người phụ nữ ấy đã hy sinh tất cả. Bà làm lụng "quanh năm', dù nắng, dù mưa vẫn phải tất tả ngược xuôi. Sự cực khổ của công việc mưu sinh còn được thể hiện rõ hơn qua "mom song", là khoảng không gian chênh vênh, nguy hiểm. Dù có đối mặt với hiểm nguy, bà vẫn luôn lam lũ để "nuôi đủ 5 con với 1 chồng". Từ "nuôi đủ" thể hiện những gánh nặng gia đình trên đôi vai người vợ nhỏ bé , cùng với cách sử dụng số từ tỉ mỉ, chính xác. Dường như ông Tú đang đo những nhọc nhằn, trên đôi vai của bà Tú, cụ thể hóa, hữu hình hóa nỗi vất vả của người vợ. Trước tấm lòng của bà, Tú Xương cảm thấy chạnh lòng qua cách ngắt nhịp 4/2/1 và từ 'với". Nhà thơ đã hạ mình xuống ngang hang với những đứa con , cho mình là 1 đứa con đặc biệt, "một đứa con còn dại, cần phải nuôi". Gánh nặng dường như trĩu xuống ở phía "một chồng". Tác giả đang tự giễu, dằn vặt chính mình, giọng thơ vì thế mà ngậm ngùi chua xót. Qua 2 câu đề, nhà nho đã giới thiệu khái quát nhưng đầy đủ về công việc mưu sinh đầy lam lũ của bà Tú – người vợ đảm đang, tháo vát. Đằng sau đó là cái nhìn thấu hiểu cảm thông và nỗi ưu tư trữu nặng của nhà thơ trước cảnh "ăn nương vợ".
Nếu như hai câu đề là nét phác họa khái quát về người vợ của mình, thì đến hai câu thực, chân dung bà Tú đã được đặc tả cụ thể qua những nét vẽ chân thưc :
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Tú Xương đã mượn hình ảnh ẩn dụ "thân cò" để khắc họa hình ảnh người vợ. Sự lựa chọn này giúp nhà thơ mang chất dân gian vào thi phẩm của mình. Đọc thơ Tú Xương, người đọc như vang vọng câu ca dao thuở nào : "Con cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng nước mắt nỉ non". Nghệ thuật đảo ngữ cùng hình ảnh "thân cò" và từ láy "lặn lội" càng đặc tả người vợ nhỏ bé, yếu đuối, tảo tần trước "quãng vắng" đêm trường, thiếu vắng hoàn toàn sự trở che, chia sẻ. Có lẽ, Tú Xương chưa một lần đi theo bước chân của người vợ, nhưng bằng tấm lòng đồng cảm yêu thương, tác giả vẫn hình dung rõ nét bóng dáng bà Tú khi phải cực nhọc mưu sinh. Ở đó luôn có một đôi mắt, một tấm lòng dõi theo người phụ nữ ấy để thương, để xót khi thấy bà lặn lội bon chen chốn "eo sèo". Hai câu thơ đã tạo thành một cặp đối giữa không gian vắng lặng cùng thời gian "buổi đò đông". Nhưng dù ở đâu, bà Tú cũng đều vất vả, nhọc nhằn. Có thể nói, tác giả đã chọn không – thời gian đắt giá nhất để vẽ chân dung về người vợ của mình. Chỉ với 2 câu thơ, Tú XƯơng ko chỉ tô đậm nỗi vất vả, đắng cay mà còn làm sáng ngời đức hy sinh của bà Tú, đồng thời thể hiện tình yêu thương của nhà thơ dành cho vợ.
Người phụ nữ nhỏ bé ấy dù nhọc nhằn công việc mưu sinh, nhưng bà luôn hy sinh, không bao giờ biết oán trách số phận :
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Một lần nữa, nhà thơ lại mang chất liệu dân gian vào trong thi phẩm của mình. Thành ngữ "một duyên hai nợ" ẩn dụ cho những gánh nặng mà bá phải gánh vác, còn "năm nắng mười mưa" chỉ những khó khan ngày một chồng chất. Những con số thân quen trong thành ngữ nhưng nó lại mang ý nghĩa riêng về mối duyên nơ của ông bà Tú : hạnh phúc thì ít, mà cực nhọc lại gấp bội. Tuy nhiên, bà chưa một lần kêu than "âu đành phận", "dám quản công". Tất cả đã làm sáng lên đức hy sinh và trách nhiệm của một người vợ, người mẹ.
Với cảm xúc chân thành, sâu sắc, Tú XƯơng đã khắc họa nổi bật bức chân dung bà Tú chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh. Đây là biểu tượng của người phụ nữ truyền thống Việt Nam với đầy đủ công – dung – ngôn – hạnh. Đọc bài thơ, người đọc còn nhận ra ánh nhìn yêu thương, trân trọng và sự ngậm ngùi xót xa mà tác giả dành cho vợ. Bài thơ đã thể hiện tài năng nghệ thuật của Tú Xương với biện pháp lặp, đối cùng thành ngữ dân gian. Đọc thơ Tú Xương, người đọc đã cảm nhận bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện đậm nét trong thơ Đường luật. Đây là biểu hiện của tình yêu dân tộc và sự sáng tạo, tài năng của tác giả. thường hướng đến sự trào phúng với sức châm biếm mạnh mẽ trên nền thơ trữ tình. Và nụ cười trào phúng ấy đã được thể hiện rõ nét nhất qua bài thơ Thương vợ. Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng của tác giả đối với bà Tú, một điển hình của người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến.
YOU ARE READING
Phân tích "Thương vợ" - Tú Xương
PoetryCảm nhận về bà Tú trong bài "Thương vợ" của Tú Xương Trần Đức Anh _ Chuyên TP