Không Tên Phần 1

70 1 0
                                    

1. Đặt vấn đề

Cùng với sự vươn lên không ngừng của nền kinh tế , khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin...giúp cho xã hội ngày càng phát triển. Điều đó làm cho cuộc sống của con người cũng ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng không phải xã hội lúc nào cũng ẩn chứa những điều tốt đẹp , mà còn chứa đựng trong nó vô số những "bất cập xã hội"- những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống con người. " Bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội" là một trong những vấn đề như vậy.

2. Bất bình đẳng xã hội

Bất bình đẳng là vấn đề trung tâm của xã hội học. Hiện tượng này không chỉ là vấn đề nóng của xã hội, mà trên hết nó tác động to lớn đến cuộc sống con người. Nó gây ra sự phân hóa giàu nghèo sâu xắc, cản trở sự phát triển của một bộ phận không nhỏ trong xã hội, trở thành tiền đề và cơ sở gây nên tệ nạn xã hội...

Bất bình đẳng có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng xã hội. Hay nói cách khác bất bình đẳng là nguyên nhân, phân tầng xã hội là kết quả. Xuất phát từ sự không công bằng về lợi ích và cơ hội của các cá nhân trong xã hội, những cá nhân có cùng lợi ích và cơ hội sẽ có xu hướng tập trung lại thành một nhóm. Do đó, xuất hiện nhiều nhóm khác nhau trong xã hội. Vô hình chung đã hình thành nên sự phân tầng xã hội.

2.1. Khái niệm

Bất bình đẳng là sự không công bằng, không ngang nhau về các cơ hội hoặc các lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm xã hội hoặc trong nhiều nhóm xã hội.

Ví dụ: Trong lớp mẫu giáo những đứa con nhà giàu thường giáo viên có sự quan tâm đặc biệt hơn đối với đứa con nhà bình thường.

Bất bình đẳng gồm có 2 loại:

 Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: Đó là sự khác biệt giữa các cá nhân về các đặc điểm sẳn có như: giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, phẩm chất sẳn có....

Ví dụ: Người đàn ông thì thường có sức mạnh hơn phụ nữ. Ngược lại phụ nữ thì có khả năng giao tiếp tốt hơn đàn ông.

 Bất bình đẳng mang tính xã hội: Đó là sự phân công lao động => Có sự khác nhau về lợi ích giữa các các nhân.

Ví dụ: Trong công ty, lương giám đốc sẽ cao hơn nhân viên => cơ sở vật chất của giám đốc sẽ đầy đủ hơn nhân viên.

2.2. Cơ sở hình thành bất bình đẳng

Có ba cơ sở chính hình thành nên bất bình đẳng:

 Do sự khác nhau về những cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất, của cải, tài sản, thu nhập, lợi ích chăm sóc sức khỏe hay an ninh.

Vd: Trẻ em sinh ra ở các gia đình nghèo không có cơ hội ngang bằng với trẻ em trong các gia đình giàu để hưởng nền giáo dục có chất lượng. Vì vậy, những trẻ em thuộc gia đình nghèo sẻ kiếm được ích thu nhập hơn khi chúng trưởng thành. Trong khi đó, trẻ em sinh ra trong gia đình giàu, có điều kiện học sẽ có thu nhập cao hơn.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 13, 2016 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Bất bình đẳng và phân tầng xã hội 1Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ