khung hoang tri thuc

82 0 0
                                    

KHỦNG HOẢNG GIÁO DỤC: DI SẢN TRI THỨC và BẤT CẬP TÂM THỨC

Written by truongduynhat on Time posted: 4:50 pm17 September 2008-Total:424 views

          Một khi động đến lĩnh vực nào cũng thấy nhiều bất cập, bức xúc và những biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức thì chắc chắn nền văn hóa của xã hội đang có vấn đề.

          Người Việt ta vốn rất tự hào vì có một truyền thống văn hiến ngàn năm khiến các nước láng giềng ASEAN phải ngưỡng mộ. Đã từ lâu rồi chúng ta vẫn tự huyễn mình rằng dân ta rất cần cù, thông minh và trọng tri thức. Truyền thống trí thức Việt Nam có đặc điểm thiên lệch về các môn chiêm nghiệm, ít phát triển các môn khoa học thực chứng, do đó lối suy nghĩ giáo điều, thiếu khách quan, sáo mòn, thuộc lòng từ chương nặng về thi cử và lý thuyết suông, xa rời sản xuất vật chất và hiệu quả lao động, học để làm quan cho oai đã ăn sâu vào não trạng nhiều thế hệ người Việt.

          Với một di sản tri thức của nền học vấn làm quan, những bất cập nội tại bấy lâu chưa có dịp bộc lộ lúc xã hội còn khép kín thì nay đã và đang phát tác khi chúng ta phải mở cửa và tiếp xúc để hội nhập.

KHỦNG HOẢNG GIÁO DỤC: DI SẢN TRI THỨC & BẤT CẬP TÂM THỨC

          Ngạn ngữ Việt Nam có một câu mang đầy tinh thần tự phê phán: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” cho thấy các cụ ta ngày trước rất coi trọng cái dũng khí dám bộc bạch, dám nói về cái sai, cái yếu kém của bản thân để tự sửa mình.

          Trước thực trạng đáng lo ngại của nền giáo dục nước nhà chúng ta hãy thử (dù chỉ là một lần ) làm cái việc mà ngày nay không có mấy người hào hứng lắm, đó là “tiên trách kỷ” một cách nghiêm túc.

          Đã có nhiều góp ý tâm huyết và những kiến nghị có nội dung sâu sắc, sáng tạo mang tính xây dựng của các nhà giáo, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, nhà quản lý và nhiều người dân ở trong cũng như ngoài nước về đề tài nóng bỏng này nhằm tìm một lối ra cho cuộc khủng hoảng giáo dục hiện nay, ngõ hầu đưa đất nước bắt kịp với tốc độ chóng mặt của chuyến tàu hội nhập.

          Nhưng trên thực tế, thời gian cứ trôi đi như “bóng câu qua cửa sổ“ mà chưa thấy nhiều chuyển biến sâu rộng như mong đợi, khiến dư luận xã hội từ sốt ruột đã chuyển sang tâm lý ngày càng thêm bức xúc.

          Trên mặt báo hàng ngày có thể bắt gặp những tin đại loại như “học sinh bỏ học hàng loạt” hay “giáo dục đại học phát triển tràn lan, coi nhẹ chất lượng”, “bệnh thành tích“, “dạy thêm, học thêm”, “chương trình quá tải, nhồi nhét, lạc hậu, xa rời thực tế“, “nạn chạy điểm, chạy trường”, “gian lận trong thi cử” … Cuối cùng thì xã hội có xu hướng quy kết trách nhiệm vào các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục và dường như mấu chốt để giải quyết vấn đề đã được tìm ra!

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 04, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

khung hoang tri thucNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ