Các trường phái lý thuyết trong nhân học

3.2K 5 2
                                    

Các trường phái lý thuyết Nhân học

Vào giữa thế kỷ 19, khi các nhà nhân học bắt đầu thu thập dữ liệu về các nền văn hóa khác nhau, nảy sinh một nhu cầu là họ cần có chỗ dựa lý thuyết để giải thích sự khác biệt và tương đồng giữa các nền văn hóa. Chính nhu cầu này là tiền đề cho sự phát triển của các thuyết nhân học. Vậy thuyết là gì? Diễn giải một cách đơn giản, thuyết là mô hình về mối quan hệ giữa hiện tượng tự nhiên hay xã hội. Thuyết cho phép chúng ta quy nạp các hiện tượng thực tế thành các quy tắc tóm tắt. Một lý thuyết tốt là một lý thuyết có thể giải thích được nhiều hiện tượng, có thể tiên đoán được các hiện tượng mới và được thực nghiệm kiểm chứngCác thuyết sẽ cho phép các nhà nhân học học diễn dịch được các nền văn hóa ở các vùng khác nhau trên thế giới. Thậm chí các thuyết chưa được chứng minh, gọi là giả định (hypothesis) cũng có tính hữu dụng với các nhà nghiên cứu. Nó sẽ là nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn trong thực tế. Các thuyết nhân học cố gắng trả lời các câu hỏi dạng như: Tại sao tộc người đó lại hành xử như vậy? và Họ đại diện cho sự đa dạng văn hóa của loài người như thế nào? Các câu hỏi đó là định hướng cho các nhà nhân học thế kỷ 19 và thậm chí ngày nay. Phần tiếp theo sẽ trình bày các trường phái thuyết chính của Nhân học văn hóa theo trình tự thời gian phát triển của chúng bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Ngày nay, có trường phái, ví dụ như Truyền bá văn hóa (Diffusionism) đã không còn thu hút được sự quan tâm của giới học giả; hoặc được cải biên ví dụ như Tiến hóa (Evolusionsim); hay như trường phái Chức năng (Functionsim) vẫn được đa số ủng hộ... Tuy nhiên, cần nhớ rằng các trường phái thuyết đương đại phát triển dựa trên nền tảng của các trường phái cũ chứ không phải là loại bỏ hoàn toàn. Trong mục này, người viết sẽ giới thiệu sơ lược về các trường phái lý thuyết chính của nhân học, bao gồm:

1. Tiến hóa văn hóa

Tất cả các nền văn hóa đều trải qua các giai doạn phát triển giống nhau theo một trật tự nhất định.

Vào giữa thế kỷ 19, trường phái được các nhà nhân học văn hóa hiện đại đầu tiên, Edward Taylor, người được coi là ông tổ của nhân học hiện đại, và Lewis Henry Morgan, giới thiệu. Theo thuyết này mọi nền văn hóa đều trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau theo cùng một hướng nhất định. Thuyết này sử dụng cách tiếp cận suy diễn, áp một thuyết chung cho mọi nền văn hóa. Thuyết tiến hóa được các đế quốc thực dân sử dụng để thanh minh cho công cuộc thuộc địa hóa các vùng đất mới ở Châu Á, Châu Phi... dưới chiêu bài "Khai sáng văn minh" cho các dân tộc thuộc địa, mà dưới thuyết này được xem là đang ở các bậc thang tiến hóa thấp hơn số với các xã hội phương Tây.

2. Thuyết truyền bá văn hóa

Sự biến đổi văn hóa của mọi xã hội là kết quả của sự vay mượn văn hóa từ các xã hội khác.

Grafton Elliot Smith và W.J. Perry ở Anh, Fritz Graebner và Wilhelm Schmidt ở Đức và Áo là các nhà nhân học tiêu biểu cho trường phái này. Tuy nhiên trường phái này có nhiều điểm không logic hoặc không lý giải được nhiều câu hỏi. Dù không thể phủ nhận vai trò quan trọng của truyền bá văn hóa (cultural difusion), nhưng các nhà nhân học của trường phái này, đặc biệt là Smith và Perry đã làm cho khái niệm này trở nên vô lý khi tuyên bố rằng tất cả mọi công nghệ tồn tại trên thế giới này: cung tên, làm gốm... đều có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại. Hơn thế nữa, mặc dù thu thập được các bằng chứng lịch sử nhưng họ cũng không chứng minh được các trung tâm phát minh chính của thế giới. Thậm chí họ cũng không thể lý giải một cách thuyết phục những câu hỏi liên quan tới quá trình truyền bá văn hóa, ví dụ: Khi nào các nền văn hóa tiếp xúc với nhau? Tại sao một vài công nghệ thì được truyền bá trong khi phần còn lại thì không? Điều kiện cần thiết cho quá trình truyền bá văn hóa diễn ra là gì? Nhân tố nào có ảnh hưởng tới tốc độ truyền bá của một công nghệ / vật trong một khu vực địa lý? Cũng như thuyết tiến hóa thuyết này bị chỉ trích vì áp dụng cách tiếp cận suy diễn cũng như quá nhấn mạnh khái niệm truyền bá.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 02, 2014 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Các trường phái lý thuyết trong nhân họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ