Phân Tích hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
♦ Mở Bài:
- Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng từ trước Cách mạng Tháng Tám. Ông là 1 người có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Vợ chồng A Phủ là 1 trong 3 tác phẩm được in trong tập truyện “Tây Bắc” – Tác phẩm được giải nhất giải thưởng hội Văn nghệ Việt Nam từ năm 1954 – 1955. Đó là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào Tây Bắc năm 1952. Trong tác phẩm tác giả đã xây dựng rất thành công nhân vật Mị. Ở nhân vật này có 2 mặt tưởng như đối lập nhưng thực ra rất thống nhất. Đó là than phận của 1 con người bị trà đạp nặng nề đến mất cả sức sống. Mặt khác đó là 1 cô gái có sức sống tiềm tang mãnh liệt và 1 sức phản kháng táo bạo.
♦ Thân Bài:
"Vợ Chồng A Phủ" mở đầu bằng cách giới thiệu nhân vật Mị ở trong cảnh tình đầy nghịc lý và cuốn hút độc giả :“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” .
Cách giới thiệu tạo ra những đối nghịch về một cô gái âm thầm lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa ; cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào “buồn rười rượi”. Khuôn mặt đó gợi ra một số phận đau khổ , bất hạnh nhưng cũng ngầm ẩn một sức mạnh tiềm tàng .Mị trước đó là 1 cô gái có ngoại hình đẹp - xinh đẹp nhất Hồng Ngài, lại có tài thổi sáo. Cô thổi hay đến mức có biết bao nhiêu người ngày đêm đã thổi sáo đi theo cô. Đặc biệt Mị uốn chiếc lá lên môi cũng hay như thổi sáo.Một người con hiếu thảo: Vì thương cha Mị đã sẵn sàng chịu lao động vất vả để trả món nợ truyền kiếp cho bố mẹ . Mị còn là một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang phú quý, Mị từng xin cha đừng bán mình cho nhà giàu. Khi bị ép về nhà thống lí Pá Tra Mị đã định ăn lá ngón tự tử để giải thoát cuộc đời nô lệ.=> Mị là 1 hình tượng đẹp về người thiếu nữ Tây Bắc ở Mị toát lên cái vẻ đẹp vừa tự nhiên giản dị vừa phóng khoáng, thẳm sâu như thiên nhiên núi rừng. Tuy nhiên trái với những gì Mị đáng được hưởng bi kịch đã đến với cô 1 cách phũ phàng bởi cường quyền, bạo lực và thần quyền hủ tục.
* Thân phận của Mị khi trở thành con dâu gạt nợ
a. Nguyên nhân trở thành con dâu gạt nợ
- Món nợ truyền kiếp của bó mẹ để lại nên Mị bị bắt về làm co dâu gạt nợ nhà thống lí
b. Thân phân của kiếp người con dâu gạt nợ
- Lí giải thế nào là con dâu gạt nợ:
- Bề ngoài là con dâu vì Mị là vợ A Sử nhưng bên trong Mị là thứ gán nợ để bù đắp cho khoản tiền mà cha mẹ vay nhà thống lí nhưng chưa trả được. Điều đau đớn trong thân phân Mị nếu chỉ là con dâu gạt nợ thì Mị có hi vọng một ngày nào đó sẽ được giải nợ sau khi món nợ được trả xong. Nhưng thật không may