Clip Eunjung chiếu lên lại là đoạn phim kinh điển "Titanic", trong giai điệu quen thuộc my heart will go on and on..., Jack và Rose đang trình diễn một màn sinh ly tử biệt khiến người ta rơi lệ.
Eunjung vẫn bình thản như trước, còn sinh viên dưới bục thì quá kinh ngạc.
"Cô chắc không bật nhầm chứ?"
"Môn này là tâm lý học, chứ đâu phải đánh giá điện ảnh phương Tây?"
"Mình có vô lộn phòng không?"
"Hễ vào lớp tâm lý học thì luôn phải lên tinh thần..."
Mãi đến khi chiếu xong đoạn kết, Eunjung mới mỉm cười nói: "Đoạn phim này tôi tin các bạn đều từng xem qua, lúc ấy, nếu nam diễn viên Jack không nói với nữ diễn viên Rose những lời như "Em nhất định phải sống sót, em sẽ sống đến một trăm tuổi, sống rất hạnh phúc", thì nữ diễn viên không thể mang theo ý chí sống sót một mình mình, cố gượng đến khi nhân viên cứu viện tới."
"Chúng ta gọi phương thức này là can thiệp tâm lý."
"Đây là nội dung giới thiệu bài học của các bạn." Dứt lời, xoay người, viết lớn bốn chữ 'Can thiệp tâm lý' lên bảng đen.
Chúng sinh viên phía dưới vội vàng lật sách tìm mục lục.
Eunjung quay đầu lại cười: "Không cần lật sách, nội dung tôi giảng không có trên sách."
"..." Sinh viên không bắt kịp suy nghĩ của chị, hai mắt nhìn nhau.
"Các bạn không cần nhìn tôi bằng ánh mắt khiếp sợ ấy, tôi đang giảng bài nghiêm túc cho các bạn." Eunjung nói thản nhiên, "Còn bạn nào đang cảm động cho mối tình lớn lao trong bộ phim kia, mời các bạn mau chóng gọi hồn về."
"Tốt, qua biểu cảm của các bạn tôi biết lực chú ý của các bạn đã tập trung về tôi rồi."
"Thế thì tôi sẽ tiếp tục giảng về can thiệp tâm lý."
Thấy sinh viên bên dưới đều tập trung tinh thần nghe bài, Eunjung mỉm cười hài lòng, hắng giọng nói: "Can thiệp tâm lý thường dùng sau những vụ tai nạn nghiêm trọng, chẳng hạn như động đất, tai nạn giao thông và các tai nạn khác, vì nỗi đau mất người thân rất dễ bị ảnh hưởng. Sự cố bất ngờ thường khiến người ta thay đổi lối suy nghĩ, thậm chí có khi chuyển hóa thành trạng thái mãn tính, tồn đọng dưới đáy lòng trong thời gian dài không nhận được trị liệu, có thể phát triển thành bệnh tâm thần, ví dụ như, trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn tâm thần. Mục đích chúng ta đưa ra can thiệp tâm lý vào giai đoạn đầu, là để giúp những người này vượt qua quá trình phản ứng thương tâm, để bọn họ có thể nhìn thẳng vào nỗi đau, lấy lại niềm tin, tìm được mục tiêu sống mới."
Eunjung giảng bài trước nay không xem tư liệu giảng, cũng không mang sách tham khảo, đứng ở trên bục giảng, cầm micro liền giảng một tràng, tư duy rõ ràng và trật tự. Nếu chăm chú nghe chị giảng bài thì rất dễ hiểu.
Giọng chị trầm ổn, khuôn mặt luôn mỉm cười, dáng vẻ bình tĩnh, giống như chị không phải đang giảng bài mà là đang kể cho mọi người nghe một số câu chuyện thú vị. Dẫn một số trường hợp kinh điển và chính tay nghe mắt thấy ở nước ngoài, từng lớp phân tích, làm sáng tỏ khái niệm và quá trình của can thiệp tâm lý.