Truyền thuyết hoa Bỉ Ngạn

255 8 0
                                    

Bỉ Ngạn hoa khai khai bỉ ngạn,
Vong Xuyên hà bạn diệc vong xuyên.
Nại Hà kiều đầu không nại hà,
Tam Sinh thạch thượng tả tam sinh.
*
Bỉ Ngạn hoa nở rộ bờ đối diện
Bờ Vong Xuyên, vậy mà cũng quên sông
Đứng trước cầu Nại Hà làm sao biết
Đá Tam Sinh, ghi chép hết ba đời.

Lưu ý: Những từ như bỉ ngạn, thử ngạn, vong xuyên, nại hà... Khi nào nó là danh từ riêng sẽ viết hoa và giữ nguyên tên, còn bình thường thì sẽ viết sát nghĩa cho các bạn dễ hiểu nhé. Chẳng hạn như bỉ ngạn = bờ bên kia, miền cực lạc.

Bỉ Ngạn hoa, vĩnh viễn ở bờ bên kia nở rộ, Thử Ngạn* tâm, chỉ có ở bờ bên này hãy còn bàng hoàng trước giới hạn của sự sống và cái chết, là mãi mãi cách xa, thời gian bất động không hề có ngày mai... Làm Bỉ Ngạn hoa, cũng như làm cây Cát Cánh (ý nghĩa của sự vĩnh cửu)... Phật nói ở bờ bên kia, vô sinh vô tử, vô khổ vô bi, vô dục vô cầu, là một thế giới cực lạc quên hết tất cả đau thương, nơi có loài hoa này vượt qua ngoài Tam giới, không nằm trong Ngũ hành, sinh trưởng ở miền cực lạc ít nước, không thân không lá, đỏ tươi rực rỡ, Phật nói, đó là Bỉ Ngạn hoa.

(*) Thử Ngạn: thử là bên này, trái với bỉ (bên kia). Thử ngạn là bờ bên này của biển khổ, là bờ sanh tử luân hồi. Người đứng nơi bờ bên nầy thì còn chịu trong vòng sanh tử luân hồi nơi cõi trần. Bỉ ngạn là bờ bên kia của biển khổ, là bờ giải thoát, dành cho những người đắc đạo. Người đứng nơi bờ bên kia thì thoát khỏi luân hồi, đi vào cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, nên bờ bên kia còn được gọi là: Giác ngạn, Đạo ngạn.

Tương truyền hoa này chỉ nở nơi Hoàng Tuyền, một số người lại cho rằng nó chỉ nở bên bờ sông Tam Đồ* của Âm phủ, là loài hoa tiếp đón của bên kia bờ Vong Xuyên. Hoa cũng như máu, rực rỡ đỏ tươi, thế nhưng có hoa mà không có lá, là loài hoa duy nhất nở dưới cõi âm. Nghe nói hương hoa Bỉ Ngạn rất có ma lực, có thể gợi lại ký ức của người chết khi còn sống. Trên đường đến Hoàng Tuyền có rất nhiều loài hoa này, từ xa nhìn lại trông như một tấm thảm máu được trải dài vô tận, cũng bởi vì màu đỏ của nó còn giống như lửa nên có tên gọi khác là "Con đường rực lửa", cũng là con đường dài duy nhất trên Hoàng Tuyền có phong cảnh và màu sắc đến nhường này. Một khi linh hồn vượt qua Vong Xuyên, liền quên đi hết mọi chuyện của kiếp trước, tất cả những gì đã qua đều để lại ở miền cực lạc, bước theo chỉ dẫn của con đường hoa này mà đi về phía ngục U Minh.

(*) Sông Tam Đồ (Tam Đồ xuyên): theo truyền thuyết, sông Tam Đồ là đường ranh giới giữa sự sống và cái chết. Bởi vì dòng nước sẽ dựa vào hành vi của người chết lúc còn sống mà chia là ba cấp bậc: chậm rãi, bình thường và chảy siết, cho nên mới được gọi là Tam Đồ (đồ = đường đi). Theo tư liệu được tra, cũng giống như sống hay chết, chỉ có luân hồi mới có thể vượt qua được, phương pháp vượt qua sông Tam Đồ cũng chỉ có một, đó chính là đi đò trên sông Tam Đồ, ngoài cách đó ra không còn cách nào khác. Nhưng mà đi đò cũng cần có phí, linh hồn không có lộ phí thì không thể leo lên đò, cho dù có leo lên cũng sẽ bị người chèo thuyền ném xuống sông. Những linh hồn không được qua sông bởi vì dục vọng muốn được luân hồi của bản thân mà sẽ tự mình lội nước, thế nhưng nước sông Tam Đồ không chỉ không có sức nổi, lại còn có kịch độc có thể ăn mòn linh hồn.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 01, 2018 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Truyền Thuyết Hoa Bỉ Ngạn (Mạn Châu Sa Hoa)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ