cau hoi tu tuong Ho Chi Minh 1-8

1.3K 2 1
                                    

Câu 1: Những điều kiện lịch sử xã hội hình thành tư tưởng HCM.

Câu 2: Nguồn gốc ra đời tư tưởng HCM.

Câu 3: HCM quan niệm thế nào là vấn đề dân tộc. Vận dụng tư tưởng của

Người về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Câu 4: Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 5: Những quan niệm cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc.

Câu 6: Tư tưởng HCM về xây dựng Nhà nước của dân do dân và vì dân

Câu 7: Tư tưởng HCM về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người VN trong thời đại mới.

Câu 8: Cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?

Câu 1: Những điều kiện lịch sử xã hội hình thành tư tưởng HCM.

1. Tình hình thế giới:

Giữa thế kỷ 19, Chủ nghĩa Tư bản từ tự do cạnh tranh đã phát triển sang giai đoạn Đế quốc Chủ Nghĩa, xâm lược nhiều thuộc địa (10 Đế quốc lớn Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan... dân số: 320.000.000 người, diện tích: 11.407.000 km2).

Bên cạnh mâu thuẫn vốn có là mâu thuẫn giữa Tư sản và Vô sản, làm nảy sinh mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa các nuớc thuộc địa và các nước Chủ nghĩa Đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi.

Chủ Nghĩa Tư bản phát triển không đều, một số nước Tư bản gây chiến tranh chia lại thuộc địa làm đại chiến Thế giới 2 nổ ra, Chủ Nghĩa Đế Quốc suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho Cách Mạng Tháng 10 nổ ra và thành công, mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội, làm phát sinh mâu thuẫn mới giữa Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Xã hội.

Cách mạng Tháng 10 và sự ra đời của Liên Xô, của quốc tế 3 tạo điều kiện tiền đề cho đẩy mạnh Cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa phát triển theo xu hướng và tính chất mới.

2. Hoàn cảnh Việt Nam:

Trước khi Pháp xâm lược, nước ta là một nước phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chính quyền phong kiến suy tàn, bạc nhược khiến nước ta không phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, trí tuệ, không tạo đủ sức mạnh chiến thắng sự xâm lược của thực dân Pháp.

Từ giữa 1958 từ một nước phong kiến độc lập, Việt Nam bị xâm lược trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Với truyền thống yêu nước anh dũng chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa của dân ta nổ ra liên tiếp, rầm rộ nhưng đều thất bại.

Các phong trào chống Pháp diễn ra qua 2 giai đoạn:

Từ 1858 đến cuối Thế kỷ 19, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra dưới dự dẫn dắt của ý thức hệ Phong kiến nhưng đều không thành công: như Trương Định, Đồ Chiểu, Thủ Khoa Huân. Nguyễn Trung Trực (Nam Bộ); Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn (Trung Bộ); Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quy Binh, Hoàng Hoa Thám (Bắc Bộ).

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 25, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

cau hoi tu tuong Ho Chi Minh 1-8Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ