Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người với tư tưởng, tình cảm gắn bó với đất nước quê hương. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ông.
"NLDSD" in trong tập "Tùy bút sông Đà" (1964) đã xd thành công hình tượng con sông và người lái đò, qua đó ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động Tây Bắc.
I. Hình tượng ông lái đò trong truyện ngắn "NLĐSĐ" của Nguyễn Tuân:
Nói riêng về ông lái đò, đó ko chỉ là 1 người lao động trí dũng trên sông nước mà còn là 1 nghệ sĩ tài hoa trong NT vượt thác sông Đà.
- Trong phần đầu tác phẩm, Nguyễn Tuân đã giới thiệu khá rõ rệt về lai lịch của người lái đò sông Đà:
+ Đó là một ông lão gần bảy mươi tuổi, "làm nghề chở đò dọc" suốt sông Đà đã mười năm liền và thôi làm đò cũng gần chục năm nay, quê ông ở "ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh" Lai Châu.
+ Đó là một người lái đò lão luyện "trên dòng sông Đà, ông xuôi ngược hơn 100 lần rồi, chính tay giữ lái độ 60 lần" trong thời gian hơn mười năm sống trên sông nước.
- Binh pháp Tôn Võ Tử nói: "Biết mình biết người trăm trận trăm thắng".
+ Sở dĩ người lái đò sông Đà bất khả chiến bại trong số hơn một trăm lần vượt thác sông Đà đầy nguy hiểm vì ông đã nằm lòng đối tượng chiến đấu của mình. Nguyễn Tuân gọi ông là "thổ công" trên sông nước.
+ Ông là một con người hiểu biết, từng trải, thành thạo về con sông đến mức độ "lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở".
+ Người đò nằm lòng con sông như thuộc một trường thiên anh hùng ca "thuộc tất cả những cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng".
Một con người từng trải, hiểu biết, thành thạo nghề lái đò và nắm chắc đối tượng chiến đấu của mình.
- Cái tài năng, bản lĩnh và những phẩm chất tuyệt vời của người lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân thể hiện tập trung nhất trong cảnh chiến đấu với ba trùng vi thạch trận.
Như một vị tướng tài ba, ông lái đò đã điều khiển thế trận như một chiến lược, chiến thuật độc đáo.
+ Ở trùng vi thứ nhất:
o Sông Đà chia thành năm cửa trận, trong đó có bốn cửa tử và một cửa sinh, cửa sinh được nguỵ trang nằm lập lờ bí hiểm phía tả ngạn.
o Vừa vào thạch trận "sóng, nước, đá sông hò la vang dậy", ùa vào định "bẻ gãy cán chèo võ khí" trên tay người lái đò. Sóng nước như một đám quân liều mạng xông vào "đá trái", "thúc gối vào bụng, vào hông thuyền". Nước như một đô vật "túm thắt lưng ông đò đòi vật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt" rồi đánh miếng "đòn hiểm' vào chỗ "hạ bộ".
o Bị trúng đòn, mắt người lái đò như thấy "một cửa bể đom đóm" nhưng ông vẫn "cố nén vết thương", "hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái". Trên "con thuyền sáu bơi chèo" vẫn nghe rõ "tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo" của ông. Ông lái đò thật sự là một con người lão luyện, luôn bình tĩnh, dũng cảm, biết nén mọi đau đớn để chiến thắng đối chủ hiểm ác của mình..
+ Ở trùng vi hai:
o Kẻ địch thay chiến thuật. Chúng tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch sang phía bờ hữu ngạn nhằm đánh lừa con thuyền.
o Ông lái đò đã "nắm chắt binh pháp của thần sông thần đá" nên đã "nắm chặt được bờm sóng đúng luồng" rồi "ghì cương lái (...) mà phóng nhanh vào cửa sinh".
o "Đám thuỷ quân" định "níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử". Nhưng ông đã có cách trị bọn chúng. Đứa thì "ông tránh mà rảo bơi chèo lên", đứa thì ông "chặt đôi ra để mở đường tiến". Từ đó, ta thấy ông lái đò là một con người có nhiều kinh nghiệm, có hành động chuẩn xác, mau lẹ, quyết đoán, một ông lão thông minh tài giỏi.
+ Ở trùng vi thứ ba:
o Ít cửa hơn nhưng "bên phải, bên trái đều là nguồn chết cả". Cửa sinh nằm giữa bọn đá hậu vệ của con thác.
o Ông lái đò như một chỉ huy dạn dày kinh nghiệm: "Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa" mà vượt qua cổng đá, cánh mở, cánh khép. "Thuyền như một mũi tên xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác." Đến đây, trình độ chèo thuyền lái đò vượt thác của người lái đò đã đạt đến mức độ tài hoa, đã nâng lên thành nghệ thuật chèo đò, là một tay chèo điêu luyện, một nghệ sĩ trên sông nước. Nói như Nguyễn Tuân đó là "một tay lái ra hoa".
- Sau khi chiến thắng ba vòng trùng vi thạch trận, vượt qua những "cửa ải nước dữ tướng dữ quân tợn", đêm ấy ông lái đò và những người bạn sông nước của mình "đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam" và chỉ bàn về chuyện "cá anh vũ, cá dầm xanh và những hầm cá, hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng" mà không nhắc đến chiến công trên sông nước vừa qua.
Một con người khiêm tốn, xem chuyện chiến thắng dòng sông Đà hung hãn là một câu chuyện đời thường không cần phải bận tâm, không đáng để tự hào.- NX chung:
+ Ông đò đã vượt qua 3 lớp trùng vi thạch trận bởi vì ông đã "nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này".
+ Trong cuộc vượt thác, ông đò đã chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác, mạch lạc thể hiện 1 NT siêu phàm: Nắm chặt, ghì cương, bám chắc, phóng nhanh, lái miết, tránh, đè sóng, chặt đôi, phóng thẳng, chọc thủng,... Đấy không chỉ là 1 ng LĐ trí dũng trên sóng nước mà còn là 1 nghệ sĩ trong NT vượt thác sông Đà.
Người lái đò trong tác phẩm là một người lao động vô danh, làm lụng âm thầm, giản dị, nhờ lao động mà chinh phục được dòng sông dữ, trở nên lớn lao, kì vĩ, trở thành đại diện của CON NGƯỜI. Người lao động nhờ ý chí kiên cường, bền bỉ, quyết tâm mà chiến thắng sức mạnh thần thánh của thiên nhiên. Đó chính là yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc.
Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do.
Tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" là tác phẩm tiêu biểu cho phongcách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ ngợica vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị,anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuânbộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sôngViệt.