“Ai mua trăng tôi bán trăng cho Trăng nằm yên trên cảnh liễu đợi chờ Ai mua trăng tôi bán trăng cho Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề”. Hàn Mặc Tử - một trong những hồn thơ phong phú và mãnh liệt nhất của thơ ca lãng mạn, nổi tiếng như cồn với "lời rao trăng" kì lạ cùng với những dòng thơ điên loạn. Tuy vậy, bên cạnh những dòng thơ điên loạn ấy, vẫn có những vần thơ trong trẻo đến lạ thường, điển hình chính là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” trích trong tập “Thơ Điên”. Trong những giây phút đau đớn nhất của cuộc đời, ông đã thả mình vào trong thơ, thăng hoa nỗi đau của chính bản thân mình thành những dòng thơ ảo mộng ẩn chứa trong đó một mối tình mặn nồng trong sáng hòa quyện cùng thiên nhiên xứ Huế xinh đẹp. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Câu hỏi đầu bài thơ ngọt ngào nửa như chào mời tha thiết, nửa như nhẹ nhàng trách móc người yêu biết bao thương nhớ đợi chờ đã làm thức dậy trong hồn thơ của Hàn Mặc Tử về thôn Vĩ, về xứ Huế thơ mộng. Đại từ “anh” trong câu thơ đã tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau, ta có thể hiểu “anh” chính là tác giả. Và phải chăng người phát ngôn câu hỏi chính là Hoàng Cúc tâm tư thầm kín? Giọng thơ dịu dàng, đằm thắm và tình tứ của những đôi lứa yêu nhau. "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc." Nhắc đến Vĩ Dạ thôn, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí nhà thơ chính là cảnh bình minh xứ Huế huyền ảo với những “hàng cau” đượm màu nắng - một loại cây rất thân thuộc với làng quê Việt Nam. Điệp từ “nắng” gợi cho ta cảm giác ánh nắng ấm áp mới lên buổi sớm biểu tượng cho sức sống, niềm vui như lan rộng tràn đầy đất trời, chiếu sáng lấp lánh trên những “hàng cau” còn đẫm sương đêm mà không chói chang gay gẳt. “Nắng mới lên” mở đầu cho một ngày mới trong trẻo, tinh khôi khiến khu vườn bừng như bừng sáng lên như một viên ngọc quý. Câu thứ ba cất lên như một tiếng reo đầy thích thú, biểu lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của vườn cây Vĩ Dạ: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". "Mướt" ngoài ý nghĩa chỉ sự nhẵn bóng như mượt, còn có ý nghĩa tươi non, gợi vẻ óng ả, mỡ màng, trong trẻo. Còn ngọc là loại đá quý có sắc bóng xanh biếc rất đẹp và tinh khiết. Khu vườn được chăm sóc bởi bàn tay cần cù, khéo léo lại được tắm nắng gội mưa thường xuyên nên bóng nhẵn, tươi tốt, ánh lên như màu ngọc bích, long lanh. Đây chắc hẳn phải có sự chăm sóc của một đôi tay khéo léo, tỉ mỉ của một cô gái. Bởi người xưa cũng thường ví “ngọc” với vẻ đẹp của người con gái. Cô gái ấy phải chăng chính là người được ám chỉ trong đại từ phím chỉ "ai"? Qua đó cho chúng ta thấy thi nhân là một ngòi bút có tài quan sát rất tinh tế và trí tượng rất phong phú, khiến người đọc hết sức thích thú. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Hình ảnh con người thấp thoáng ẩn hiện sau những cành lá trúc làm cho cảnh vật Vĩ Dạ vốn đã đẹp lại còn đẹp hơn nữa trong sự hài hoà giữa cảnh và người, giữa tĩnh và động. Mặt chữ điền ở đây cũng có rất nhiều cách nghĩ, nhưng theo suy nghĩ của tôi, có lẽ đây là khuôn mặt của một nam nhân thì hợp lý hơn. Cảnh vật Vĩ Dạ dường như được thi nhân miêu tả từ xa đến gần, từ thực đến ảo. Phải chăng nam nhân có khuôn mặt chữ điền phúc hậu theo quan niệm cổ chính là thi nhân? Thi nhân đã thả hồn mình về xứ Huế, không dám lại gần chỉ có thể đứng từ xa khuất sau lá trúc lén nhìn vì mặc cảm bản thân hiện tại không thể làm được gì cho người thương? Câu trả lời có lẽ chỉ có chính Hàn Mặc Tử mới hiểu được. Câu thơ tạo vẻ đẹp vừa sáng tạo vừa hư ảo như có như không khiến đọc giả tò mò không thôi.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
PoetryBài văn sử dụng một số tài liệu trên mạng, kết hợp nhiều văn mẫu với nhau nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều ý, đặc biệt là phần nghệ thuật, không vượt quá 8 điểm. Bởi vì nếu bài văn quá hoàn hảo nó sẽ không còn là của mình nữa, thầy Ngữ Văn sẽ cho mình...