Giới thiệu
Vào một đêm tháng Mười hai lạnh lẽo, một cách thức giết người bí hiểm xuất hiện ở hai hiện trường án mạng tàn bạo không kém gì nhau, một người đàn ông bị giết ở cầu tàu trên sông Hudson đã trôi mất xác, và Theodore Adams, trạc ba mươi lăm tuổi, nằm ngửa, bị bịt miệng và trói hai chân hai tay vào với nhau bằng băng dính nhựa, sát thủ đã tròng một sợi dây thừng vào một cầu thang thoát hiểm cách đất ba mét, và buộc một đầu sợi dây vào một thanh kim loại nặng dài gần hai mét có hai lỗ ở hai đầu trông giống lỗ kim, thanh kim loại này được treo lơ lửng bên trên họng nạn nhân tại con hẻm phố Cedar, gần Broadway. Ở hai hiện trường đó đều có tấm danh thiếp của kẻ sát nhân là chiếc đồng có mặt hình trăng dường như đã tích tắc điểm những khoảnh khắc cuối cùng nạn nhân còn tồn tại trên cõi đời này.
Ngồi trên xe lăn, nhà hình sự học Lincoln Rhyme cùng các cộng sự lần theo dấu vết Thợ Đồng Hồ, một kẻ mang đầu óc thiên tài và bị thời gian ám ảnh. Mỗi giây trôi qua, với sự chính xác tựa lưỡi dao cạo sắc lẹm, Thợ Đồng Hồ lại thực hiện bước kế tiếp của tội ác đã được sắp đặt hoàn hảo. Hắn cùng tay trợ thủ Vincent Reynolds lúc nào cũng “đói khát” lên kế hoạch cho những cái chết tiếp theo. Lần này, Rhyme nhận được sự giúp đỡ của những cộng sự mới: Ron Pulaski – một cảnh sát trẻ yêu nghề và rất thông minh cùng Kathryn Dance – một nhân viên mật vụ của Cơ quan Điều tra California, một trong những chuyên gia xuất sắc nhất nước về thẩm vấn và giám định ngôn ngữ hình thể – môn khoa học quan sát và phân tích ngôn ngữ cử chỉ cũng như lời lẽ của các nhân chứng, các đối tượng (nhân vật này xuất hiện đầu tiên ở Trăng lạnh và đây là tiểu thuyết mở đầu cho một seri tiểu thuyết trinh thám mới của J.Deaver). Còn người cộng sự đáng tin cậy của Rhyme – người đã sát cánh cùng anh trong suốt các vụ án vừa qua, Amelia Sachs, bị phân tán tư tưởng bởi vụ án mạng đáng nản lòng mà cô đang chịu trách nhiệm giải quyết, cái chết của Ben Creeley lôi Sachs vào cuộc điều tra dường như làm hé lộ những điều mờ ám liên quan đến các cảnh sát trong lực lượng, trong đó có người cha đã quá cố của cô – người cô hết lòng yêu mến và kính phục.
Bị kẹt giữa hai vụ án song song này, Rhyme, Sachs và các đồng sự lần theo những dấu vết mà Thợ Đồng Hồ để lại sau mỗi vụ án, và đến khi tóm được kẻ đồng sự của hắn và bắt gọn Thợ Đồng Hồ thì tất cả mới lé lộ: hóa ra những cái chết kia chỉ là sự sắp đặt quá khéo léo của Thợ Đồng Hồ. Hắn ngang nhiên trình bày lại các “tội ác” của mình và khẳng định: “Tôi chưa bao giờ làm hại ai. Tôi chẳng thể nào làm được việc ấy. Tôi có lẽ đã hơi uốn cong pháp luật một tí…”. Hắn hoàn toàn vô tội và còn giúp ích trong việc vạch trần chân tướng của Dennis Baker, tay cảnh sát biến chất, kẻ chính là thủ phạm trong vụ án mà Sachs đang chịu trách nhiệm điều tra.
Có vẻ như đã tìm thấy câu trả lời cho cả hai vụ án này, Sachs đã giải tỏa được mối nghi ngờ người cha của mình, kẻ chủ mưu của vụ án đã bị bắt, câu chuyện sẽ khép lại ở đây. Nhưng không đơn giản như vậy, thực sự Thợ Đồng Hồ là ai, sự xuất hiện của ả Charlotte – kẻ đánh bom khủng bố và đứa con gái Pammy (hai nhân vật đã xuất hiện ở Kẻ tầm xương) có liên quan gì đến Thợ Đồng Hồ không? Vụ đánh bom kia là sự sắp xếp của ai? Làm sao để có thể lột lớp mặt nạ và tóm gọn hắn khi hắn đã nghiễm nhiên trốn thoát khỏi bàn tay của cảnh sát và gửi lại cho Rhyme một bức thư “hẹn ngày tái ngộ”? Câu chuyện để mở ở đó và hành trình của Rhyme, Sachs truy tìm kẻ điên mang đầu óc thiên tài này mới chỉ bắt đầu.