NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN NGỤ NGÔN

694 0 0
                                    

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA

TRUYỆN NGỤ NGÔN

 

1.      Nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn.

 

a.      Nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật.

 

Nhìn bề ngoài, các con vật trong truyện ngụ ngôn không khác các con vật trong truyện cổ tích loài vật: chúng cũng biết nói tiếng người, có khả năng ứng xử, có tâm tính như người và cũng có đủ cả thú, chim, cá, côn trùng… Nhưng xét kĩ hơn sẽ thấy sự khác biệt.

-   Một là, khác biệt về bản thân đối tượng (đối tượng miêu tả hay đối tượng kể chuyện).

Các con vật trong truyện cổ tích ít nhiều có liên quan đến cuộc sống của chủ nhân nguồn truyện kể. Con vật trong truyện cổ tích được phân loại cụ thể nhằm mang ý nghĩa nào đó (người nghiên cứu có thể thông qua sự phân loại đó để xác định những truyện của người đi săn, người làm ruộng hay người chăn nuôi). Ví dụ: Sự tích con khỉ cho ta biết truyện kể của loại người trưởng giả, Con voi với người quản tượngcho biết về cuộc sống của người chăn nuôi…

Các con vật trong truyện ngụ ngôn được chọn lựa theo tiêu chí hoàn toàn khác. Đó có thể là bất cứ con vật nào, có thể không liên quan gì đến cuộc sống của con người. Việc phân loại các con vật trong truyện ngụ ngôn không có ý nghĩa cụ thể nào. Nếu có cũng chỉ mang tính hình thức. Ví dụ: truyện Con cáo, Muỗi và sư tử…

-   Hai là, khác biệt về thái độ đối với đối tượng.

Trong truyện cổ tích về loài vật, người kể và người nghe có thể thể hiện tình cảm yêu ghét rõ rệt đối với con vật, cũng như thể hiện tình cảm với nhân vật trong cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt. Ví dụ: truyện Chú thỏ thông minh, lừa được bao nhiêu thú dữ, lại có thể xử kiện một cách tài tình mà không quan tòa nào xử được. Người đọc sẽ cảm phục chú thỏ thông minh vô đối này và thỏa mãn vì cách xử lí tình huống nhanh nhạy của thỏ.

Đối với các con vật trong truyện ngụ ngôn, phản ứng của con người ta thể hiện ở mặt lí trí, suy lí hơn là cảm xúc, tình cảm. Ví dụ: truyện Con thỏ, trong lúc gặp nạn nguy cấp, thỏ vẫn đủ thời gian và lí trí để tự rút cho mình và cũng cho mọi người bài học. Câu truyện kết thúc không để lại tình cảm đặc biệt nào cho người đọc. Người đọc không cảm thấy thương tiếc cho chú thỏ nhút nhát bị nạn. Người ta suy nghĩ về câu chuyện nhiều hơn là cảm xúc mà câu chuyện mang lại.

-   Ba là, khác biệt ở nội dung miêu tả hay kể chuyện.

Mục đích cơ bản của truyện cổ tích về loài vật là đúc kết những kinh nghiệm về đời sống để truyền đạt lại cho đời sau nên phần cốt lõi của câu chuyện kể là miêu tả cụ thể đặc điểm của các con vật.

Ví dụ: truyện Trí khôn của ta đây giải thích nguồn gốc của bộ lông vằn của hổ và hàm răng dưới của trâu.

Truyện ngụ ngôn không nhằm kể chuyệ về loài vật mà chỉ mượn chuyện về loài vật để nói về con người và xã hội loài người. Các con vật trong truyện ngụ ngôn không bao giờ được miêu tả kĩ về đặc điểm và nhiều về hành động. Ví dụ: truyện Con công không đi kể chi tiết vì sao công có bộ lông đẹp hay tác dụng của bộ lông công mà chỉ quan tâm đến việc công sẽ che chở thế nào cho các loài chim nếu nó được làm vua.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 23, 2014 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN NGỤ NGÔNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ