Thế nào là CID, CDA, GDFS, DB2020...

1K 0 0
                                    

Thế nào là CID, CDA, GDFS, DB2020...

CID: đây là version (phiên bản) của cơ chế bảo mật trong các máy Sony Ericsson (SE). Các CID mới hơn ngày càng được tung ra nhằm mục đích ngăn chặn mọi người unlock, flash...với các tool không phải của hãng SE. Các version CID hiện tại cho đến nay là: 29/36/37/49/51/52. Một số máy LG/Sharp cũng xây dựng trên kiến trúc phần cứng của SE nên cũng có CID nhưng khác version. Vùng OTP (One Time Programmable) và EROM của điện thoại là nơi được dùng để bảo vệ các CID, thường thấy ở các máy như: K600, K608...

CDA: quy định các khác biệt riêng so với một bản firmware chuẩn. Nó được dùng để chương trình SEUS (Sony Ericsson Update Service) biết được sẽ sử dụng gói ngôn ngữ nào, gán thương hiệu hay không, có nên khóa vào mạng nào đó khi ta flash một máy điện thoại. Ví dụ: một máy không gán thương hiệu K750 được bán ở Scandinavia có CDA102337/12, trong khi đó máy K750 có gán thương hiệu Telenor có CDA102338/62. Cả hai đều được flash với cùng gói ngôn ngữ nhưng khác firmware, có hoặc không thương hiệu của Telenor.

BLUE/BROWN/RED: các màu này phân loại ra loại điện thoại sẽ được phân phối. Các máy BLUE được lắp ráp tại nhà máy nhưng không được nạp phần mềm, GDFS, IMEI (số IMEI được lưu trữ trong OTP). Các máy BROWN dùng để nghiên cứu phát triển, hoặc để test là chủ yếu vì vậy sự bảo mật hay hạn chế của nó rất ít. Như ở CID36, ta cần convert thành BROWN để dễ unlock. Các máy RED là loại bán ra thông thường.

GDFS: đây là nơi lưu giữ tất cả các cài đặt cần thiết cho máy, số IMEI, SIM Lock. Một số đời lại sử dụng NVRAM (Non-Viotile Random Access Memory) cũng có cùng chức năng như GDFS.

IMEI: (International Mobile Equipment Identity) là một dãy 15 số mang thông tin về kiểu máy, xuất xứ, số thiết bị. Kiểu máy và xuất xứ nằm trong 8 con số được quy định trên IMEI, còn gọi là "Type Allocation Code/TAC". Con số cuối cùng của dãy số IMEI sẽ đuợc tính toán ra từ các số đằng trước nó.

Ở các máy SE, IMEI được lưu tại 2 nơi, một là OTP (bộ nhớ One Time Programmable) và GDFS. Thông thường IMEI tại GDFS được đọc ra từ OTP, và nó có thể thay đổi được bằng cách sử dụng các thiết bị như UFS-3, SETool...tuy nhiên khi khởi động lên máy sẽ kiểm tra và phát hiện ra 2 IMEI khác nhau và nó sẽ báo lỗi, ví dụ: "Insert correct simcard". Để không bị hiện tượng này, ta cần một bản firmware đã được sửa đổi (patch) sẽ vô hiệu hóa quá trình kiểm tra kia. Tuy nhiên, IMEI ở GDFS được gửi lên mạng dịch vụ, cho nên thay đổi nó có thể khiến máy bị khóa không cho phép vào mạng.

EMMA: đây là một chương trình của hãng SE cung cấp cho các trạm bảo hành. Chúng được bảo vệ bằng một thẻ thông minh (smartcard) ngăn chặn sử dụng bất hợp pháp. Version hiện tại là EMMA3, mặc dù EMMA2 vẫn tồn tại (nhưng không có những đời mới). Thẻ thông minh của EMMA có chứa một thuật tóan cho phép EMMA giao tiếp với CID của máy, và thực hiện các công việc mong muốn. Thẻ thông minh này rất khó có thể bẻ khóa được. Các mức độ can thiệp của EMMA là: Service Update, Service Update Pro, Network Operator, Service Center Std, Service Center Rc. Chỉ có cấp cao nhất Service Center Rc mới có thể unlock được máy, và nó cần một phiên bản đặc biệt của thẻ thông minh với khóa CSCA.

DB2000, DB2010, DB2020: thuộc nền tảng SEMC (Sony Ericsson Mobile Communications). Nó giống như các chipset trên mainboard của máy vi tính. DB2000 (còn có tên khác là Marita) là nền tảng hỗ trợ cả GSM và 3G(UMTS) như: SE K600/K608/V600/Z800/W900, Sharp 802sh, 902sh, 903sh và các máy LG 3G. DB2010/2012 (Marita compact) là nền tảng chỉ hỗ trợ GSM, hầu hết là các đời cũ trừ một số mới hơn như: K300, K500, K700, K750, S700, W300, W550, W800, Z520, Z530. DB2020 là thiết kế mới nhất theo nền SEMC, bao gồm K800, K790, K610, Z710.. Sharp 904sh và đây là kiểu được bảo mật cao nhất cho đến nay.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 17, 2010 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Thế nào là CID, CDA, GDFS, DB2020...Where stories live. Discover now