I.Tổng quan kinh tế Việt Nam qua 3 năm: (liên quan gần nhất đến c/s tài chính tiền tệ)
1. Năm 2007:
Lạm phát tăng cao Năm 2007, tốc độ phát triển kinh tế chưa đạt đến mức 8,5% như kỳ vọng, trong khi đó, chỉ số giá đã vượt quá xa mục tiêu kiềm chế. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 đã ở mức hai chữ số 12,6% (so với tháng 12/2006) và là mức cao nhất trong 11 năm qua. Trong khi đó GDP chỉ tăng 8,48%. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng mạnh là do việc điều hành chính sách tiền tệ không theo kịp diễn biến kinh tế trong nước. Dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng cao Những con số kỷ lục mới được thiết lập trong năm 2007: thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 20,3 tỉ đô la Mỹ (năm ngoái là 12 tỉ đô la), vốn đầu tư gián tiếp khoảng 5,3 tỉ đô la, vốn ODA cam kết tài trợ 5,4 tỉ đô la Mỹ, và kiều hối cũng xấp xỉ 8 tỉ đô la. Vốn vào nhiều cho thấy Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, nhưng cũng nổi lên mối lo ngại về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán nhiều biến động Mặc dù được xem là năm thành công, chỉ số VN-Index tăng từ 741 điểm vào ngày 2-1-2007 lên 918,43 điểm vào ngày 25-12, tức tăng gần 25%, tổng lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán trong năm 2007 đạt 90.000 tỉ đồng, tăng gấp ba lần so với năm 2006, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn phát triển trong trạng thái phập phù, thiếu vững chắc. Sau đợt tăng mạnh vào những tháng đầu năm, thị trường rơi vào tình trạng ảm đạm kéo dài xen lẫn những đợt bùng phát trở lại nhưng rất ngắn. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính đến cuối năm 2007 đã hơn 40% GDP. Năm 2008
Tình hình kinh tế có dấu hiệu đi lên Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo ước tính tăng 6,23 so với năm 2007,%. GDP bình quân đầu nguời lần đầu tiên vượt qua mốc 1000 USD. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7% nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn.
Chỉ số giá tiêu dùng diễn biến phức tạp Giá tiêu dùng năm 2008 diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, III những các tháng quý IV liên tục giảm. Nhưng nhìn chung giá tiêu dùng vẫn ở mức cao, giá tiêu dùng tháng 12/2008 so với 12/2007 tăng 19,89% và giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%.
Thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp đ/c kinh tế đạt hiệu quả bước đầu Việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đạt được kết quả bước đầu quan trọng, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt trên 65 tỷ USD, là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. với trên 60 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới, năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng gấp 6 lần so với năm 2007 và đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (Cpi) tăng ở mức 22%, cao nhất trong 10 năm qua và những tháng cuối năm phải đối mặt với suy giảm kinh tế. Nhưng nền kinh tế cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại và thấp hơn mục tiêu kế hoạch đã điều chỉnh và so với các năm trước. Giá cả các sản phẩm tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm, sau đó đồng loạt giảm giá gây thua lỗ cho các doanh nghiệp. khu vực dịch vụ cũng bị tác động mạnh; việc làm và thu nhập của người dân gặp nhiều khó khăn. Tình trạng tái nghèo có chiều hướng gia tăng.
