Phần III:
Nhân cách và sự hình thành nhân cách
I. Khái niệm chung về nhân cách
1. Nhân cách là gì?
Khái niệm:
- Con người: là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội.
- Cá nhân: dùng để chỉ một con người cụ thể của cộng đồng, thành viên của xã hội.
- Cá tính: dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, khônglặp lại trong tâm lý của cá thể động vật hoặc cá thể người.
- Marx nhấn mạnh: "tiền đề thứ nhất của bất kỳ lịch sử loài người nào rõ ràng cũng là sự tồn tại của cá thể có sinh mệnh". Cá nhân không chỉ là "tiền đề" của lịch sử loài người, thậm chí còn là mục đích của sự phát triển lịch sử, "lịch sử xã hội của người ta trước sau chỉ là lịch sử sự phát triển cá thể của họ".
- Rubinstêin: "Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, không lặp lại, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức".
- Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
2. Các đặc điểm của nhân cách
- Tính thống nhất của nhân cách
- Tính ổn định của nhân cách
- Tính tích cực của nhân cách
- Tính giao lưu của nhân cách
II. Cấu trúc tâm lý của nhân cách
- Các quan điểm khác nhau về cấu trúc nhân cách
- Bao gồm: các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý.
- Theo K.K. Platonov:
+ Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học
+ Tiểu cấu trúc về các đặc điểm của các quá trình tâm lý
+ Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng, năng lực
+ Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách:
• Gồm bốn nhóm thuộc tính tâm lý điển hình: xu hướng, khí chất, tính cách, năng lực.
• Gồm bốn khối: xu hướng, khả năng, phong cách, hệ thống cái tôi
Phẩm chất
+ Phẩm chất xã hội
+ Phẩm chất cá nhân
+ Phẩm chất ý chí
+ Cung cách ứng xử
Năng lực
+ năng lực xã hội hóa
+Năng lực chủ thể hóa
+ Năng lực hành động
+ Năng lực giao lưu
Không có xúc cảm của con người thì trước đây, hiện nay và sau này không có sự tìm tòi của con người về chân lý (Lênin)