Câu 7: Nhân cách là gì? Nhân cách có những đặc điểm tiêu biểu nào? Nêu và phân tích các điều kiện và các con đường để hình thành và phát triển nhân cách?
· Nhân cách: Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người
Nhân cách là giá trị xã hội của con người, là giá trị làm người của con người
+ Gía trị làm người của con người được tạo bởi hệ thống mqh XH của con người với thế giới xung quanh
+ Chính quan hệ XH làm phát triển và hình thành nhân cách
+ con người là 1 nhân cách đến 1 thời kì nào đó sự phát triển ( hình thành mối quan hệ)
· Nhân cách có những đặc điểm tiêu biểu:
- Tính thống nhất của nhân cách:
- Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân. Vì vậy, trong công tác giáo dục ta cần chú ý giáo dục con người như là một nhân cách hoàn chỉnh
- Tính ổn định của nhân cách
- Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Nó rất khó hình thành và cũng khó mất đi. Nhân cách mang tính ổn định nhưng nó không phải là cái gì bất biến, mà nó vẫn có thể thay đổi được theo hướng phát huy mặt tốt, tích cực để hạn chế mặt tiêu cực trong nhân cách.
- Tính tích cực của nhân cách
- Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội. Vì thế nhân cách mang tính tích cực. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách.
- Tính giao tiếp của nhân cách
- Nhân cách chỉ có thể hình thành phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác. Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào hệ thống quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Qua giao tiếp mà con người tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau.
· Nêu và phân tích các điều kiện và các con đường để hình thành và phát triển nhân cách:
1) Thông qua giáo dục: giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách
- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đã vạch ra. Điều này thực hiện qua mục tiêu đào tạo.
- Thông qua giáo dục thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau lĩnh hội nền văn hóa xã hội lịch sử để tạo nên nhân cách của mình. Thể hiện qua nội dung giáo dục.
- Giáo dục bù đắp cho con người những thiếu hụt do bênh tật đem lại.
- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu ở con người do tác động tự phát của môi trường xã hội tạo nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
- Giáo dục đưa con người vào vùng phát triển gần, vươn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ phải có, tạo cho thế hệ trẻ một sự phát triển mạnh hướng tới tương lai. Tuy nhiên giáo dục không phải là vạn năng.
2) Thông qua hoạt động của chủ thể: Đây là con đường quan trọng nhất
- Hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan, nhằm cải tạo nó và thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
- Hoạt động của cá nhân là con đường quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của họ. Muốn hình thành và phát triển nhân cách con người phải đưa con người vào những hoạt động nhất định.
3) Thông qua giao tiếp
- Giao tiếp là con đường qun trọng nhất để phát triển tâm lý, hình thành mặt đạo đức và ý thức bản ngã của nhân cách.
- Giao tiếp là cơ sở để hình thành những phẩm chất nh6an cách quan trọng như: lòng nhân ái, trung thực, trách nhiệm... trong cá nhân.
- Trong giao tiếp con người nảy sinh hnu74ng hứng thú nhận thức khác nhau, điều này có thể tác động dẫn tới quá trình tự giáo dục bản thân cá nhân.
4) Thông qua tập thể
- Tập thể tạo tiền đề cho sự thể hiện và hình thành những năng khiếu năng lực của con người.
l