Trước đèn xem truyện Tây minh[1],
Gẫm cười hai chữ nhơn tình éo le.
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước lành dè thân sau.
5
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
Có người ở quận Đông-thành,
Tu nhân tích đức sớm sanh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên,
10
Tuổi vừa hai tám[2] nghề chuyên học hành.
Theo thầy nấu sử xôi kinh,
Tháng ngày bao quản sân Trình[3] lao đao.
Văn đà khởi phụng đằng giao[4],
Võ thêm ba lược sáu thao ai bì.
15
Xảy nghe mở hội khoa thi,
Vân Tiên vào tạ tôn sư xin về:
"Bấy lâu cửa thánh dựa kề,
Đã tươi khí tượng lại xuê tinh thần.
Nay đà gặp hội long vân,
20
Ai ai mà chẳng lập thân buổi này.
Chí lăm bắn nhạn ven mây[5],
Danh tôi đặng rạng tiếng thầy bay xa[6].
Làm trai trong cõi người ta,
Trước là báo bổ sau là hiển vang[7]".
35
Tôn sư khi ấy luận bàn:
"Gẫm trong số hệ khoa tràng còn xa.
Máy trời[8] chẳng dám nói ra,
Xui thầy thương tớ xót xa trong lòng.
Sau dầu tỏ nỗi đục trong,
30
Phải toan một phép để phòng hộ thân.
Rày con xuống chốn phong trần,
Thầy cho hai đạo phù thần[9] đem theo.
Chẳng may mà gặp lúc nghèo[10],
Xuống sông cũng vững lên đèo cũng an".
45
Tôn sư trở lại hậu đàng,
Vân Tiên ngơ ngẩn lòng càng sanh nghi:
"Chẳng hay mình mắc việc chi,
Tôn sư người dạy khoa kì còn xa?
Hay là bối rối việc nhà,
40
Hay là đức bạc hay là tài sơ?
Bấy lâu lòng những ước mơ,
Hội này chẳng gặp còn chờ hội nao.
Nên hư chẳng biết làm sao,
Chi bằng hỏi lại lẽ nào cho minh.
45
Đặng cho rõ nỗi sự tình,
BẠN ĐANG ĐỌC
Lục Vân Tiên
PuisiLục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác vào cuối thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam...