Truyện nàng sau hãy còn lâu,
Truyện chàng xin nối thứ đầu chép ra[1].
Vân Tiên từ cách Nguyệt Nga,
290
Giữa đường lại gặp người ra kinh kì,
Xa xem mặt mũi đen sì,
Mình cao sồ sộ dị kì rất hung.
Nhớ câu bình thủy tương phùng[2],
Anh hùng lại gặp anh hùng một khi:
295
"Chẳng hay danh tánh là chi,
Một mình mang gói ra đi việc gì?"
Đáp rằng: "Ta cũng xuống thi,
Hớn Minh tánh tự Ô-mi quê nhà".
Vân Tiên biết lẽ chánh tà,
300
Hễ người dị tướng ắt là tài cao.
Chữ rằng: "Bằng hữu chi giao[3],
Tình kia đã gặp lẽ nào làm khuây?
Nên rừng há dễ một cây,
Muốn cho có đó cùng đây luôn vần.
305
Kìa nơi võ miếu hầu gần,
Hai ta vào đó nghỉ chơn một hồi...".
Cùng nhau bày họ tên rồi,
Hai chàng từ tạ đều lui ra đường.
Hớn Minh đi trước tựu trường,
310
Vân Tiên còn hãy hồi hương viếng nhà.
Mừng rằng: "Nay thấy con ta,
Cha già hằng tưởng mẹ già luống trông.
Bấy lâu đèn sách gia công,
Con đà nên chữ tang bồng cùng chăng?"
315
Vân Tiên quỳ lạy thưa rằng:
"Chẳng hơn người cổ cũng bằng người kim.
Dám xin cha mẹ an tâm,
Cho con trả nợ thanh khâm[4] cho rồi".
Mẹ cha thấy nói thêm vui,
320
Lại lo non nước xa xôi ngàn trùng.
Cho theo một đứa tiểu đồng,
Thư phong một bức dặn cùng Vân Tiên:
"Xưa đà định chữ lương duyên,
Cùng quan hưu trí ở miền Hàn-giang,
325
Con người là Võ Thể Loan,
Tuổi vừa hai bảy[5] dung nhan mặn mà.
Chữ rằng Hồ Việt nhứt gia[6],
Con đi qua đó trao qua thơ này.
Con dầu bước đặng thang mây,
330
Dưới chơn đã sẵn một dây tơ hồng".
Song thân dạy bảo vừa xong,
BẠN ĐANG ĐỌC
Lục Vân Tiên
PoesíaLục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác vào cuối thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam...