Tố Hữu là lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam. Ông đã sống một cuộc đời gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điều ấy đuộc bộc lộ rõ trong các sáng tác của Tố Hữu với một phong cách thơ "trưc tình chính trị" đặc sắc. Một trong số các tác phẩm đó không thể không nhắc tới bài thơ Việt Bắc, một bài thơ đã làm nên thương hiệu của nhà thơ. Bài thơ là lời thổ lộ đậm nét của một nhà thơ cách mạng đối với những người dân, người đồng bào trong suốt những năm kháng chiến.
Tác phẩm được sáng tác khi Hiệp định Giơ - ne - vơ được kí kết về Đông Dương vào 7 - 1954, miền bắc hoàn toàn được giải phóng. Tháng 10 - 1954 các cơ quan Trung ương của Đảng từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Với Tố Hữu, Việt Bắc chính là nơi đã lưu giữ nhiều kỉ niệm nhất về những tháng ngày kháng chiến gian khổ. Trong không khí lịch sử ấy, ông đã sáng tác bài thơ Việt Bắc như một lời bày tỏ những nỗi nhớ và cả sự tiếc nuối của mình khi phải từ giã mảnh đất đã từng gắn bó.
Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Điều đó trước hết thể hiện ngay ở phần đầu của bài thơ với một nỗi niềm sâu đậm:
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"
Bốn câu thơ là nỗi niềm da diết của người ở lại. Tố Hữu đã dùng hình thức hỏi đáp liên tục để diễn tả nỗi nhớ một cách đầy sâu lắng và đọng lại trong tâm trí người đọc. Cách xưng hô mình - ta trong bài cũng chính là một cách để biến nỗi nhớ riêng thành nỗi nhớ chung. Công việc đất nước cũng vậy, nhà thơ đã nâng tầm nỗi nhớ riêng tư của mình lên một tầm cao mới - nỗi nhớ của đồng bào, những con người đã sinh sống, chăm sóc những người cán bộ ngày đêm lo nghĩ việc giành lấy đất nước. Quãng thời gian ấy ngót tới mười lăm năm, quãng thời gian đủ dài để có thể hòa vào cùng nhịp sống của con người nơi đây. Ở đây mười lăm năm được tác giả nói đến tính từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) cho đến ngày giải phóng toàn miền (1954). Tình cảm gắn bó với đồng bào được diễn tả bằng các từ "thiết tha", "mặn nồng" cho thấy rõ được tình cảm gắn bó sâu đậm ấy. Tình cảm ấy được lan tỏa không chỉ với những con người, mà còn cả với thiên nhiên cảnh vật. Nó khác với những cảnh phồn hoa đô thị, mà trái lại đó những gì đó hoang sơ nhất: cây, núi, sông, nguồn. Nỗi niềm ấy được tác giả nhấn mạnh bằng phép điệp từ "nhìn" và từ "nhớ" làm cho nỗi nhớ ấy càng được nói đến một cách sâu sắc. Nhà thơ cũng đã nói đến ba lần từ "mình", cho thấy rằng người ở lại đang rất chờ mong người cán bộ. Chỉ với vài dòng thơ, nỗi nhớ của người ở lại đã được bộc lộ một cách đầy sâu lắng. Người ở lại đang rất chờ đợi người ra đi:
"Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..."
Dường như người ra đi đang nghe thấy tiếng gọi vọng từ đâu đó của người ở lại. Họ hiểu hơn bao giờ hết nỗi nhớ ấy trong giờ phút chia lìa. Nhà thơ đã miêu tả nỗi nhớ ấy bằng một từ láy "tha thiết" lột tả được hết những gì bên trong nó. Chưa hết tâm trạng ấy là còn là "bâng khuâng", "bồn chồn" được nói đến ở câu thơ thứ hai của đoạn thơ. Nhịp thơ nhịp nhàng tạo một âm điệu dễ đi vào lòng người. Những người cách mạng hơn bao giờ hết đang chia tay đồng bào một cách đầy luyến tiếc, họ bước đi trong một tâm trạng bồi hồi mà da diết tình thương. Những dân đã bao bọc che chở họ cho tới ngày chiến thắng, nào ai có thể quên được những kí ức đã quá. Họ ấn tượng những chiếc "áo chàm" - chiếc áo mà người dân Việt Bắc vẫn thường mặc. Hình ảnh ấy gợi một sự thân quen cho người nghe, nhưng đặt trong hoàn cảnh chia lìa cái thân quen ấy trở nên lu mờ hơn bao giờ hết. Những người cán bộ không biết thể hiện tấm lòng của mình bằng lời nói như thế nào, và họ đã biểu hiện bằng hành động "cầm tay nhau". Cầm tay chính là để chạm vào nỗi nhớ, để nói lên những gì trong tâm tưởng của người ra đi. Nhưng đó lại là tất cả những gì mà người ra đi có thể làm. Họ không nói nên lời, không nói gì không phải là không biết nói gì, mà là có quá nhiều thứ để nói mà không biết nói cái gì trước, cái gì sau. Có lẽ rằng tấm lòng của những cán bộ cách mạng đang bị mắc kẹt bởi tâm trạng, vừa buồn tủi vì chia li, vừa lo lắng và giữ vững tinh thần cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Nhưng có vẻ như người ở lại vẫn muốn níu kéo để nhắc người cán bộ đừng quên những gì thuộc về nơi đây: