Cuoc chien tranh Thai Binh Duong 2

829 2 0
                                    

Ở cách Hawaii hơn 5000 dặm, hạm đội Liên hợp Nhật thả neo tại một vịnh biển thuộc hòn đảo nhỏ Hashirajima gần thành phố Hiroshima bên bờ Nội Hải (Nhật Bản) được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu từ khi bắt đầu cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Ngay từ 2 giờ sáng, bóng đêm còn dày đặc, đô đốc Isoroku Yamamoto và Bộ tham mưu của ông đã có mặt trong buồng chỉ huy thiết giáp hạm Nagato với một tấm bản đồ lớn của vùng Hawaiỉ trên bàn và một máy khuếch đại âm thanh vô tuyến trên tường. Trong lúc chờ nghe tin tức từ "Kido - Butai" điện về, đô đốc chơi cờ với trung tá Yasuji Watanaba và đã thắng 3 trong 5 ván đầu. Khi tín hiệu: "To...To... To" yếu ớt vang lên, ông lắng nghe nhưng vẫn tiếp tục di chuyển các quân cờ. Chỉ đến khi nghe thấy "Tora...Tora...Tora..." và tất cả mọi người trong phòng mừng rỡ reo lên, ông mới tạm ngưng cuộc chơi. Rượu sakê và mục khô nướng được bưng ra. Mọi người vây quanh Yamamoto nâng cốc chúc mừng thắng lợi.Nhiều âm thanh của trận đánh theo làn sóng điện đã lọt vào phòng này, nhưng các điện báo của hạm đội Nagumo, của Fuchida và của quân Mĩ đều phải qua phòng giải mã chuyển lên mới được hiểu rõ. Mỗi phút trôi qua lại có thêm một tin mới: "Thiết giáp hạm Oklahoma bị lật nhào!", "Thiết giáp hạm Pennisylvania bị đánh trúng!", "Tuần dương hạm Helena bị thương nặng! " . . . Đô đốc Yamamoto đứng thẳng, gương mặt đăm chiêu, lắng nghe và chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới thì thầm với chuẩn đô đốc Matome Ugaki, tham mưu trưởng của ông. ông hiểu rõ rằng đây là thời điểm quan trọng nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình.Khoảng 8 giờ, trung tá Watanabe ghi nhận tổn thất của Hoa Kỳ trên một tờ giấy và trao cho tư lệnh đọc:Thiết giáp hạm : 3 chiếc chìm, 4 chiếc bị hư hỏng.Tuần dương hạm : 2 chiếc bị hư hỏng.Khu trục hạm : 2 hoặc 3 chiếc bị hư hỏng.Máy bay bị phá : hàng trăm chiếc.Nghiên cứu một lúc, ông ra lệnh: "Quá tốt nếu là sự thật. Kiểm chúng lại. Chiều nay khi nào chắc chắn rồi mới trình Thiên hoàng".Lúc đó, Yamamoto vẫn chưa biết rằng số liệu thực sự về tổn thất của Hoa Kỳ còn lớn hơn bán cáo ấy.Thiết giáp hạm : 5 chiếc chìm, 3 chiếc hư hỏng.Tuần dương hạm : 3 chiếc hư hỏng.Khu trục hạm : 3 chiếc bị trọng thương.Tàu cứu hộ : 4 chiếc chìm hoặc bị thương.Tổng cộng 18 hạm tàu bị loại khỏi vòng chiến, trong đó có toàn bộ số thiết giáp hạm đậu tại cảng. Số máy bay bị phá hủy là 188 chiếc và 128 chiếc bị thương. Số quân Mĩ bị giết là 2.403 người.Tổn thất ấy quả là một thảm họa đối với Hoa Kỳ. Để đạt được thành quả ấy, Nhật Bản chỉ phải chịu một sự hi sinh khiêm tốn: mất 29 máy bay và 5 tàu lặn con ("tàu ngầm bỏ túi"), 1 tàu ngầm lớn với 45 phi công và lính không quân cùng 9 người lái tàu ngầm bị diệt; 1 viên thiếu úy lái tàu ngầm bị bắt (1). Riêng số người chết theo chiếc tàu ngầm lớn chưa rõ là bao nhiêu. TUYÊN CHIẾN.Tokyo: "Không tránh được việc so gươm":Đại sứ Grew bị đánh thúc lúc 7 giờ sáng ngày 8-12 bởi một cú điện thoại của Bộ Ngoại giao. Đúng 7 giờ 30, ông ta đến ngay trụ sở Bộ. Thông dịch viên Toshikasu Kase ra tiếp đón tại thềm nhà.Vào đến đại sảnh, ngoại trưởng Togo đã chờ sẵn. Đại sứ Hoa Kỳ nghĩ rằng mình sẽ được thông báo về ngày giờ vào yết kiến Nhật hoàng. Ngoại trưởng Togo gương mặt căng thẳng vì mất ngủ một phần cũng vì giây phút quan trọng sắp diễn ra, để tập hồ sơ xuống bên cạnh và nói bằng tiếng Nhật:- Sau khi tham khảo thông điệp của Tổng thống Mĩ, Hoàng thượng đã chỉ thị cho chính phủ phúc đáp và đây là bản phúc đáp.Nghe xong, Đại sứ chưa nhận thức đầy đủ mọi vấn đề nên còn nói: "Tôi sẽ điện về Washington nhung tôi muốn lưu ý ngài Ngoại trưởng về yêu cầu được diện kiến Nhật hoàng". Togo nhìn thẳng vào đại sứ Grew. Ông ta thấy vai trò của mình vô cùng khó khăn làm sao báo cho biết là chiến tranh đã bùng nổ và chắc chắn Grew không dự đoán gì về việc này cả.Đoạn ông ta rút trong cặp ra một xấp giấy và nói: "Đây là một điện văn 14 điểm của Bộ Ngoại giao Nhật, sẽ gửi cho đại sứ Nomura để vị này trao cho ngoại trưởng Hoa Kỳ Hull, báo cho biết là nước Nhật đã quyết định chấm dứt đàm phán với Hoa Kỳ. Đây là bản sao để ngài Đại sứ tham khảo. Tôi rất lấy làm tiếc vì phải đi đến quyết định ấy".Đại sứ Mĩ lại tiếp: "Trong tình hình này, tôi càng thấy cần được diện kiến với Thiên hoàng hơn nữa. Không biết ngài Ngoại trưởng có ý giúp tôi không?".Togo đáp: "Ngài Đại sứ muốn nói thêm điều gì ngoài bản thông điệp mà tôi đã đệ trình lên Hoàng thượng thì xin mời Ngài cứ nói".Không hiểu nghĩ sao mà Đại sứ Hoa Kỳ chỉ nói một câu: - Không, đến giờ phút này tôi không thấy có gì để nói thêm.Ngoại trưởng Togo đưa tiễn khách ra cửa. Tại ngưỡng cửa, ông ta nói:- Mặc dù một tình huống đầy khó khăn làm u ám quan hệ giữa hai nước thúng ta, tôi muốn nói lên đây sự cảm thông sâu sắc của tôi đối với các cố gắng của Ngài để bảo vệ hòa bình.Togo muốn Đại sứ Hoa Kỳ hiểu đây là một cử chỉ thiện cảm và kính nể của ông ta đối với đại sứ Grew, nhưng đại sứ Grew hiểu rằng đây chỉ là một xảo thuật để làm nhẹ bót sự nặng nề về ngoại giao mà thôi.Nhật Bản đã bắt đầu cuộc chiến, giờ đây họ phải hoàn thành nhũng thủ tục để tuyên chiến theo đúng công ước quốc tế.Đúng 7 giờ (giờ Tokyo) Thủ tướng đến phòng họp trong bộ quân phục mới. Toàn thể nội các đúng lên chào ông ta. Vừa ngồi xuống, ông nói ngay: "Như quý vị Bộ trưởng đã biết, chúng ta đã có chiến tranh với phe Mĩ - Anh. Lục quân chúng ta anh dũng chiến thắng ở bán đảo Mã Lai, Thái Lan. Nhưng, chiến thắng vang dội nhất vừa xảy ra ở Trân Châu Cảng. Bộ trưởng hải quân Shimada sẽ trình bày cùng quý vị.Đô đốc Shigetaro Shimada, Bộ trưởng hải quân bắt đầu nói:'Cuộc tiến công vào Trân Châu Cảng là một kì tích của hải quân Hoàng gia. Thành công là nhờ tài điều động khéo léo của những vị chỉ huy, lòng can đảm của mọi người và nhờ yếu tố bất ngờ. Chắc cũng vì vậy mà quý vị Bộ trưởng cũng đã thông cảm với chúng tôi vì sự giữ bí mật đối với mọi người. Điện báo cáo về nhũng thành quả lớn làm ngạc nhiên chúng ta. Ngay cả bây giờ tôi vẫn còn tin rằng họ đã cường điệu hóa sự thảm bại của phe địch. Do đó, chúng ta nên chờ những kiểm chứng cho chính xác hơn. Nhưng dù sao đây cũng là một sự kiện to lớn đối với đất nước".Thủ tướng Tojo nói: "Bây giờ chiến tranh đã bắt đầu, không có việc gì khác hơn là phải chiến đấu. Chúng ta phải tuyên cáo với quốc dân".Ông ra lệnh cho Đổng lí văn phòng phủ Thủ tướng soạn thảo chỉ dụ trình lên Nhật hoàng kí. Đoạn ông ra xe về Hoàng cung bệ kiến, báo tin để Nhật hoàng rõ.Tại Tokyo, hệ thống phát thanh NHK với giọng nói của phát ngôn viên Morio Tateno vang lên lúc 7 giờ sáng:"Xin đồng bào chú ý! Tin đặc biệt!"Bộ tư lệnh lục quân và hải quân Hoàng gia cùng thông báo: Hôm nay, ngày 8-12-1941, lục quân và hải quân Hoàng gia đã khai chiến với Mĩ-anh trong vùng Thái Bình Dương".Dân chúng tụ tập gần những máy phóng thanh, nhiều người nghe xong, hướng về Hoàng cung cúi đầu kính bái.Sau đó máy phóng thanh vang lên bài hành khúc:"...Trên mặt đại dương, thây trôi.Trên đồng, trên núi, thây nằm ngổn ngang.Tôi quyết tử vì Thiên hoàng.Tiến lên, không bao giờ ngó lại đằng sau..."Tại Hoàng cung lúc 8 giờ sáng, hội đồng cơ mật gồm 32 vị trong đó có Thủ tướng đương nhiệm và phần lớn các cựu Thủ tướng đã chờ sẵn ở phòng họp đợi Nhật hoàng xuất hiện. Nhật hoàng Hirohito đi vào, mặc quân phục hải quân, đứng nghiêm. Mọi người cúi bái. Nhật hoàng ngồi xuống, gương mặt không lộ vẻ xúc động. Gần kề Nhật hoàng là Chủ tịch hội đồng Cơ mật Hara và phó chủ tịch, bá tước Suzuki, đô đốc hải quân. Sau lưng 2 vị này là 16 vị cố vấn. Đối diện với họ là thủ tướng Tojo, 13 vị Bộ trưởng.Hội đồng hôm nay nhóm họp là để nghe và góp ý về bản chỉ dụ tuyên chiến do Văn phòng Thủ tướng soạn, đệ trình lên Nhật hoàng kí. Chủ tịch hội đồng Hara đọc to bản dự thảo chỉ dụ. Sau đó ông ta hỏi xem có ai có ý kiến gì không. Mọi người yên lặng. Riêng nhà hoạt động chính trị lão thành Ikeda xin góp ý về hai điều. ông ta nói:- Trong chỉ dụ, tại sao dùng từ Anh và Mĩ. Dù ta có chiến tranh với họ nhưng cũng phải lễ độ trong ngôn từ. Gọi họ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Vương quốc Liên Hiệp Anh mới được.Thủ tướng Tojo nhìn về Hushino, người soạn thảo chỉ dụ trên, ngu ý thầm hỏi. Hushino lấy làm tôn kính Ikeda, hiểu ngay thâm ý của ông ta là "dù Nhật có làm điều gì đi nữa, ta phải làm cho đúng cách, nghĩa là theo quan niệm "CHÍNH DANH" của người xưa".Sau đó chủ tịch Hội đồng tuyên bố. "Theo hiến pháp của ta, Hội đồng sẽ biểu quyết hai vấn đề:Một là: Chúng ta có công nhận rằng nước Nhật đi vào tình trạng chiến tranh với Anh-Mỹ-Hà Lan hay không?Hai là: Chúng ta có chấp nhận bản dự thảo chỉ dụ để trình lên Hoàng thượng duyệt kí hay không?Mọi người đều bỏ phiếu thuận.Không một lời, Hoàng đế Hirohito rời phòng họp. Đến 11 giờ 45 phút, đài phát thanh Tokyo truyền đi chỉ dụ tuyên chiến của Thiên hoàng.Dùng lời lẽ bóng bẩy, chỉ dụ cố biện minh cho sự xâm lược:"Thiết lập một sự ổn định ở Đông á và góp phần vào hòa bình thế giới là chính sách cơ bản của các tiên đế. Phát triển tình hữu nghị giữa các nước và chia sẻ sự thịnh vượng chung là ánh sáng dẫn đường cho chính sách đối ngoại của Trẫm. Vì vậy Trẫm rất buồn khi không tránh được việc so gươm với Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Liên Hiệp Anh và Vương quốc Hà Lan.Nhờ sự phò tá của anh linh các vị tiên đế, Trẫm tin tưởng ở sự trung thành và lòng can đảm của thần dân trong mọi công việc phải làm để sớm dứt tiệt cội rễ của cái dữ, vãn hồi hòa bình vĩnh cửu cho Đông á, trong đó sáng chói là vinh quang nước Nhật".(1) Washington: "ngày của sự nhục nhã..."Đã quá trưa ngày 7-12, bộ trưởng hải quân Frank Knox vẫn còn ngồi tại văn phòng của ông trong cơ quan Bộ ở đại lộ Constitution. Ông vừa ra lệnh mang bữa ăn trưa đến cho mình thì đô đốc Harold Stark, tổng tư lệnh hải quân vội xô của vào, tay cầm bức diện từ Hawaii gửi về: "Không kích bất ngờ Trân Châu Cảng - không phải là diễn tập!". Đọc xong bức điện, Bộ trưởng sửng sốtt kêu lên: "Lạy Chúa, chẳng lẽ đây lại là sự thật?l" ông nghĩ rằng Philippines bị oanh kích thì còn có lí hơn. Nhưng Stark đã đoán chắc với ông rằng không có nhầm lẫn gì ở đây cả. Knox nhấc điện thoại để gọi trực tiếp vào Nhà Trắng, đồng thời xem đồng hồ: 13 giờ 47 phút. Cố vấn đặc biệt của tổng thống là Harry Hopkins tiếp điện thoại trong lúc đang ăn trưa với tổng thống Roosevelt tại phòng Bầu Dục. Nghe xong bức điện, Hopkins nói: "Chắc có sự nhầm lẫn gì đây. Nhật Bản không thể tấn công tận Honolulu được!". Nhưng tiếng nói của Tổng thống đã vang lên trong ống nghe:"Đây chắc là một sự bất ngờ mà người Nhật thường làm"; và Roosevelt yêu cầu chuyển toàn văn bức điện đến tận tay cho ông.Lúc 14 giơ 05, Tổng thống gọi điện cho Bộ trưởng ngoại giao, và ngoại trưởng Hull thông báo rằng Đại sứ Nhật đã đến và hiện còn ngồi chờ tại đại sảnh. Roosevelt chỉ thị cho Hull:"Hãy tiếp họ nhưng đùng lộ vẻ cho họ biết là ta đã biết tin Trân Châu Cảng. Giữ nghi lễ và tống họ về rồi ông đến đây".Roosevelt gọi điện cho bộ trưởng chiến tranh Henry Stimson: "ông đã biết chuyện gì xảy ra chưa?". Vừa nghe giọng nói của Tổng thống, Stimson nói ngay:"Tôi vừa nghe tin quân Nhật đang tiến vào vịnh Thái Lan". Tổng thống cắt ngay. "Ồ không! Tôi không nói về việc đó. Chúng đã oanh tạc Hawaii !" Stimson sửng sốt lặng người.Tại đại sảnh Bộ ngoại giao, Đại sứ Nomura và ông Kurusu đứng ngồi không yên nhưng cuối cùng vào lúc 2 giờ 20 phút trưa họ cũng được ngoại trưởng Hull tiếp. Ông ta không bắt tay họ cũng không mời họ ngồi.Nomura: "Tới nhận được chỉ thị trao công hàm này cho Ngài vào lúc 01 giờ trưa .Ngoại thông Hull chặn lại, hỏi ngay: "Tại sao phải vào lúc 01 giờ trưa?".Đại sứ Nomura:"Tôi cũng không rõ nữa".Hull tiếp nhận bức công hàm, làm bộ nhìn qua(1). Sau đó ông ta nói với một giọng xúc động vì giận dữ "Thưa Đại sứ, tôi muốn nói với quý ngài rằng trong suốt 9 tháng vừa qua tôi có dịp đàm phán với quý ngài. Nhũng gì tôi đã nói với quý ngài là sự thật. Tôi không che giấu điều gì. Chưa bao giờ một lời nói dối thoát ra từ miệng tôi. Trong suốt 50 năm làm công bộc, tôi chưa bao giờ thấy một bức công hàm nào đầy rẫy những xảo ngôn như ở đây: Xảo ngôn đến mức độ mà tôi không bao giờ nghĩ rằng có một cá nhân nào hoặc một chính phủ nào trên Trái Đất này lại có can đảm viết thành lời văn".Nomura muốn nói một điều gì đó nhung Hull đưa tay lên chặn lại và hướng dẫn họ ra cửa. Họ vừa ra khỏi cửa thì Hull không còn kiềm chế được nữa, bèn vung ra hàng loạt nhũng từ ngữ dùng để chửi thề bằng giọng Tennessee.3 giờ chiều, toàn bộ hệ thống phát thanh của CBS đều loan tin Nhật đánh Trân Châu Cảng.8 giờ 30 phút tối, Chính phủ Hoa Kỳ họp tại phòng Đỏ. Mọi người ngồi theo hình móng ngựa, nhìn vào Tổng thống Roosevelt. Tổng thống công bố những thiệt hại ở Hawaii, đoạn đọc một bản dự thảo tuyên cáo mà ông định đọc trước Thượng viện. Nhiều người góp ý nên tuyên chiến luôn với Đúc - Ý. Tổng thống từ chối nhưng hứa sẽ trình bày với dân chúng về vấn đề đó trong hai ngày nữa.9 giờ 30 tối, các thủ lĩnh Đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Thượng viện vào phòng họp. Tổng thống cho họ biết những gì đã xảy ra ở Hawaaii; khi ông nói xong mọi người đều yên lặng.Việc Nhật tấn công Trân Châu Cảng không làm xã hội Hoa Kỳ hốt hoảng, trái lại, nó dã làm cho mọi sự kình địch giữa hai khuynh hướng chính trị chủ yếu không còn lí do tồn tại. Từ lâu, nhóm "Can thiệp" đại diện cho quyền lợi của các tổ hợp công nghiệp quân sự, cũng như giới quân sự và nhóm cục đoan, chủ trương Hoa Kỳ phải can thiệp khắp nơi để giành quyền lợi. Đặc biệt là khi chiến tranh thế giới xảy ra.Năm 1939 ở châu Âu, giới này hoạt động tích cực hô hào Hoa Kỳ nên tuyên chiến với Đúc - Ý - Nhật và giúp đỡ tích cực Tưởng Giới Thạch chống Nhật. Nhóm thứ hai chủ trương Hoa Kỳ nên lui về lo cho châu Mỹ (1), biến cả châu Mĩ thành một thị trường khổng lồ, đánh bại ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hóa của các cường quốc phương Tây khác như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan ở khắp Mĩ châu và vịnh Caribbean (Ca-ri-bê). Nhóm này không muốn Mĩ dính líu đến nhũng chuyện xảy ra ở Trung Quốc, Âu châu. Giờ thì chiến tranh đã xảy ra, Hoa Kỳ buộc phải lâm trận, nên nhóm thứ hai đành thúc thủ.Tổng thống Roosevelt dù biết rằng Nhật sắp đánh một số căn cứ của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, qua nhũng bức điện mật mã của Bộ Ngoại giao và hải quân Nhật mà họ đọc được qua chiến dịch MAGIC, ông vẫn không thể nghe lời cố vấn Harry Hopkins khuyên nên "làm một cái gì trước đã", Chính vì ông sợ ảnh hưởng của nhóm thứ hai này. Họ thường chỉ trích ông là một kẻ "hiếu chiến" mà họ thì đã quy tụ đông đảo lá phiếu ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ, trong giới các tiểu nông, tiểu chủ và thợ thuyền ở các thành phố. Vừa thắng cử trong cuộc bỏ phiếu tranh chức Tổng thống năm rồi nên ông thấy cần phải thận trọng.Giờ đây, ông vui vẻ đón nhận hàng triệu thư tín, điện văn khắp nước Mĩ gửi về nhà Trắng, tỏ lòng trung thành và quyết tâm của nhiều tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến tranh sắp đến. Người Mĩ không quên Trân Châu Cảng.(1) Tiếng Anh: nhóm can thiệp được gọi là lnterventionists (can thiệp) hay Expansionists (bành trướng) vì họ chủ trương Hoa Kì phải có mặt ở khắp nơi. Nhóm thứ hai là lsolationists (Cô lập) hay Amencan First (Mỹ châu trước đã)'Một bức điện viết:Chúng tôi, nhũng người Mĩ gốc Nhật nhị sinh (1) hiện sống ở New York và phụ cận, hòa chung với người Mĩ các gốc khác, kiên quyết lên án hành động bỉ ổi của nước Nhật chống lại tổ quốc Hoa Kỳ. Chúng tôi ủng hộ mọi biện pháp cần thiết của nhà nước để bảo vệ Tổ quốc này.Kí tên: Hội Tozai (Đông Tây) chi bộ New York. "Sáng thứ hai 8-12, phụ tá bộ trưởng ngoại giao Adolf Berle đến Đại sứ quán Nhật Bản để thông báo cho các giới chức Nhật ở đây biết rằng họ được dời về ở một khách sạn tại thủ đô và nên tự coi là đã bị giam giữ. Đại sứ Nhật Bản, đô đốc Nomura, hỏi xin lại cây gươm võ sĩ đạo của ông ta đã bị tước đoạt khi F.B.I xét trụ sở sứ quán.Ông Berle không đồng ý, vì sợ đô đốc sẽ tự vẫn theo lối Harakiri.Buổi trưa, các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ, các thẩm phán Tòa án tối cao và các thành viên chính phủ tề tựu đông đủ ở phòng họp Quốc hội Hoa Kỳ tại điện Capitol. Bà Tổng thống Roosevelt cũng có mặt cùng với bà Wilson, góa phụ của cố Tổng thống Mĩ đã từng tuyên cáo chiến tranh chống Đức hồi Chiến tranh thế giới thứ nhất.Lúc 12 giờ 30, Tổng thống Mĩ đến. Ông bị bệnh bại liệt nên phải nhờ người con trai trưởng là đại úy hải quân James Roosevelt đỡ lên bục. Ông mở đầu bài diễn văn như sau:Hôm qua, ngày 7-12, một ngày của sự nhục nhã - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã bị các lực lượng hải quân và không quân của đế quốc Nhật tấn công bất ngờ và không tuyên chiến...". Sau khi nói rõ thiện chí hòa bình và sự tráo trở của Nhật Bản trong các cuộc hội đàm và trong hành động thực tế để dẫn tới chiến tranh, Tổng thống Mĩ tuyên bố."Tôi yêu cầu lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kì tuyên chiến với Nhật, kể từ ngày Chủ nhật hôm qua...".Cả phòng họp vỗ tay vang dội, Tổng thống Roosevelt rời diễn đàn. Cả hai viện của quốc hội thông qua quyết định tuyên chiến với đa số tuyệt đối (chỉ có một phiếu chống).Thế là Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến tranh tổng lực với Nhật Bản.(1) Người Hoa Kì thường gọi họ là người Nisei (nhị sinh) tức là thế hệ thứ hai. Là những người sinh ra trên đất Hoa Kỳ, quốc tịch Hoa Kỳ nhưng cha mẹ là những người di dân từ Nhật đến.Sau này khi thi hành nghĩa vụ quân sự,. Bộ Tư lệnh tối cao Hoa Kì quyết định đưa họ vào chiến trường châu Âu, chứ không đưa vào chiến trường châu Á chiến đấu chống lại những người đồng chủng. Đó là một biện pháp tâm lí để tránh cho họ những tình huống tâm lí phức tạp ở trận tuyến. Chỉ có những phiên dịch viên hoặc nhân viên tình báo mới tham gia cuộc chiến đấu ở mặt trận Thái Bình Dương.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 08, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Cuoc chien tranh Thai Binh Duong 2Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ