Hẹn gặp ở China Town
Tình yêu là chiếc la bàn để người ta tìm đến nhau dù cách xa hàng giờ bay hay lạc nhau giữa sáu tỉ bảy con người.
Phương Đông lạc lõng
London một ngày cuối tháng một. Tuyết không nhiều nhưng thời tiết chuyển lạnh buốt. Lan bước đi trên con đường quen thuộc từ bến xe bus về nhà. Một ngày cuối tháng Một thôi mà, một tháng sau lễ Giáng sinh. Cũng chả có gì đặc biệt. Chỉ riêng với Lan, hôm nay là một ngày đặc biệt. Sáu tiếng nữa thôi là giao thừa ở Việt Nam .
Cô nhớ đến day dứt, nhớ đến tủi thân khi rời giảng đường về nhà. Bước chân trên con đường lát đá mọi ngày hào hứng, háo hức là thế mà hôm nay nặng trĩu, mệt mỏi. Cô thèm Tết, thèm cái không khí Tết Hà Nội đến nao lòng.
Lan quyết định không về nhà vội. Cô đi thẳng đến China Town .
China Town đẫm một màu đỏ với đủ sắc lung linh. Đỏ phản quang lung linh của những đốm nhang, những chiếc đèn lồng, đỏ sắc sảo cùng những tấm tranh cắt giấy, đỏ hồng hào của những cây đào giả, đỏ rực rỡ của những dải ruy băng. Những người phụ nữ, đàn ông và cả bọn trẻ cũng mặc màu đỏ; má hồng lựng lên vì gió lạnh ngoài trời và hơi bốc lên nghi ngút từ những chiếc nồi to. Tiếng pháo, tiếng hò hét nâng cốc đã bắt đầu rải rác dù khoảng năm tiếng nữa, người Hoa mới đón Tết. Ở nơi này, cách Bắc Kinh mười giờ bay, có một Trung Hoa lung linh ở góc China Town này.
Lượng đang ở China Town , quê hương anh ở giữa London . Gia đình Lượng không còn ai ở lại Trung Quốc. Mà không, nói là không còn ai cũng không đúng. Cha đẻ của anh vẫn ở Giang Tây , nh ưng mà thôi, không tính, bởi Lượng cũng đã có rất nhiều cái Tết ở Trung Quốc không có bố. Từ ngày bố lấy vợ mới, Lượng sống với bà. Bà ngoại nuôi anh ăn học. Đến ngày Lượng đỗ vào Đại học Bắc Kinh, cả làng tới chúc mừng, trong đó có cả bố Lượng. Đấy là lần cuối Lượng nhìn thấy bố. Năm Lượng học năm thứ hai đại học, bà ngoại mất. Ngày bà mất, bà vẫn dặn Lượng tha thứ cho bố. Lượng im lặng.
Đây là năm thứ hai Lượng đón Tết ở London . Những cái Tết không xa lạ cũng chả gần gũi. Tuy không sống ở China Town nhưng cứ Tết là anh lại qua đây. Cũng chẳng để gặp ai cụ thể, anh đi lại qua các hàng quán, hít hà chút dư vi châu Á, nói tiếng Trung với người đồng hương xởi lởi, sẵn sang mời anh vào nhà cụng ly dù không quen biết anh. Anh đi một mình, rồi đúng giao thừa thì về nhà.
Năm nay cũng thế. China Town lung linh, ấm áp, lạc lõng trong cái hộp xám xịt, buồn tẻ của London . Những câu đối còn chưa khô mực, những bức hoành phi sơn son và câu chúc “Gong Xi Fa Cai” là những tấm biển báo hiệu cho bạn thấy bạn đã bước vào một China Town . China Town ở London là China Town lớn nhất thế giới.
Một vài người năm ngoái chúc rượu Lượng, nhận ra anh. Hoá ra là anh không hoàn toàn cô đơn ở đây, cũng có những người biết anh đấy chứ. Đó là một gia đình kinh doanh nhà hàng Hồng Kông. Món ăn Hồng Kông dễ bán hơn ở nước ngoài vì hương vị có phần quốc tế hơn và tên gọi cũng quen thuộc. Cửa hàng vẫn đông khách Âu dù ở bàn chính giữa nhà, chủ nhà và bạn bè đã bắt đầu mở tiệc. Họ mời anh ăn bữa cơm tất niên với họ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Hẹn gặp ở Chinatown
Short StoryLượng mỉm cười, để dành lời chúc sau 60 phút nữa. Anh thoáng thấy nét buồn trên khuôn mặt Lan. - Em buồn à? - Đúng là Tết của người khác. Ai cũng ở bên gia đình mình. Thậm chí, cái Tết ước lệ này còn cách tết nhà tôi một giờ đồng hồ - Lan nhìn ra xa...