Trang: Thưa cô, thưa các bạn. Em là Minh Trang, và đây là bạn Nguyệt Hà. Ngày hôm nay, chúng em xin được đại diện cho nhóm để chia sẻ với các bạn những gì chúng em biết được về lợi ích và tác hại của virus.
Như chúng ta đã biết, virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước hiển vi, cấu tạo đơn giản và sống kí sinh bắt buộc trong tế bài vật chủ. Virus đem đến không ít những loại bệnh nguy hiểm cho sinh vật sống, và đặc biệt là đến con người.
Trước hết, chúng mình muốn giới thiệu đến cho các bạn 1 loại vi rút sống kí sinh ở vi sinh vật : Mycovirus. Mycovirus là các loại virus kí sinh ở các sinh vật nhân thực, tiêu biểu là nhóm Nấm (Fungi). Phần lớn các loại virus này có hình cầu hoặc hình lục giác, gồm có ARN sợi kép hay là ẢN sợi đơn. Qua những ghi nhận đầu tiên trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của mycovirus đến nấm trồng vào năm 1940. Người ta nhận thấy nhiều hơn 3 loại virus bất thường và gọi đó là “bệnh X”. Các triệu chứng ảnh hưởng bao gồm: làm giảm năng suất, dẫn đến sự tăng trưởng chậm của nấm, gây ngập úng mô.
Chẳng những có thể kí sinh ở vi sinh vật, mà virus cũng có thể sống kí sinh trên thực vật. Một số loại virus đó là: bệnh Greening gây hại trên cây có múi (Do vi khuẩn Liberibacter asiaticus), bệnh chổi rồng gây hại trên cây nhãn do vi khuẩn nhóm GammaProteopacteria. Virus gây bệnh cho thực vật có kích thước nhỏ nhất (đường kính từ 20-300nm) và không thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Chúng chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử để quan sát các phần tử vi rút thực vật. Vi rút có thể có hình sợi, hình cầu hoặc hình que. Tất cả các vi rút gây bệnh thực vật được cấu tạo từ axit nucleic, thường là ARN; tuy nhiên, một số cấu tạo từ AND và có vỏ protein. Vi rút thực vật chỉ có thể xâm nhiễm vào tế bào cây ký chủ thông qua các vết thương nhỏ do sâu bọ, qua các vết thương cơ giới. Vi rút tái tạo trong tế bào cây, cản trở các hoạt động bình thường của tế bảo. Các phần tử vi rút di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác, lan đến các bộ phận khác của cây. Cây trồng có thể bị nhiễm nhiều vi rút cùng một lúc. Các triệu chứng bệnh do vi rút: bao gồm cây còi cọc, biến vàng, khảm hoặc vằn lá, lá vàng hoặc có các vết loét, đốm vòng, lá biến dạng, lá cuốn, còi cọc, và trong một số trường hợp, gây chết cây. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng như trên. Đối với bệnh gây hại trên cây trồng do vi khuẩn và virus gây ra thì phòng bệnh là chính, khi cây đã bị bệnh gây hại thì các biện pháp tác động vào cây trồng hiệu quả đem lại không cao. Do đó để phòng bệnh tốt cần thực hiện tốt các khâu sau: luân canh cây trồng, sử dụng các giống lành bệnh hay sạch bệnh, khử trùng các công cụ lao động, làm sạch cỏ dại và các vật ký chủ gây bệnh và bón phân giúp cây sinh trưởng tốt, có sức đề kháng cao.
Cuói cùng là các virus kí sinh ở côn trùng. Một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thuộc dạng này là viêm não Nhật Bản. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ước mà tác nhân gây ra chính là virus viêm não nhật bản. Virus có dạng hình cầu, đường kính trung bình từ 40-50 nanomet, lõi được cấu tạo bởi ARN sợi đơn và có vỏ bọc glyco protein ngoài hạt virus. Căn bệnh này thường gặp ở những người dưới 15 tuổi. Viêm não Nhật Bản khởi đầu từ các ổ chứa mà ở đây, lợn là loài động vật đóng vai trò là vật chủ. Khi muỗi hút máu của lợn có chưa virus, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus vào cơ thể chúng ta. Cho tới nay, theo một số ghi chép thì chưa gặp trường hợp lây từ người sang người. Có một điểm đáng chú ý là, sau khi nhiễm virus thì lợn không bị bệnh, nhưng cơ thể của chúng trở thành kho chưa cho mầm mống virus phát triển và cũng là nguồn cung ứng để lây lan virus sang cho người. Về biểu hiện, bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt rất cao (30-40 độ). Cùng với đó là các triệu chứng rét run, đau đầu, buồn nôn, mệt lả...Nặng hơn là co giật, rối loạn ý thức, cứng gáy và mất nước. Cho đến nay, bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách: tieng vắc-xin phòng bệnh, kiểm soát muỗi Cu-lex truyền bệnh và các động vật mang bệnh, thực hiện vệ sinh môi trường...
Ngoài ra, chúng mình cũng muốn giới thiệu cho các bạn một căn bệnh khác, đó là H1N1. Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cùng tên gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây lan nhanh trong cộng đồng. Cho tới cuối tháng 7/2009, dịch đã lan rộng ra toàn thế giới với trăm ngàn trường hợp mắc bệnh và hơn 1000 trường hợp tử vong. Tại việt nam, cho tới ngày 30/7/2009, đã có 800 trường hợp mắc phải trên cả nước. Loại virus này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp hoặc lây qua việc tiếp xúc một số đồ vật nhiễm bệnh rồi đưa lên miệng, mắt. Bệnh có biểu hiện sốt cao, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, kiệt sức. Một số trường hợp nặng có thể suy hô hấp dẫn đến tử vong. Hiện chưa có vắc-xin đặc hiệu cho bệnh này, tuy nhiên chúng ta có thể phòng bệnh: giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, che miệng khi hắt hơi hay ho, sử dụng khẩu trang đúng cách khi có biểu hiện cúm, không vứt khẩu trang bừa bãi để tránh phát tán dịch bệnh.
Mặc dù thực tế là khi nhắc đến virus, chúng ta thường nghĩ đến những tác hại mà nó đem lại, Tuy nhiên, virus cũng đóng vai trò quan trọng trong thực tiễn. Virus ngày càng trở thành công cụ cơ bản và cần thiết trong nghiên cứu sinh học, trong sản xuất các chế phẩm ý học và nông nghiệp. Theo một số trang về khoa học, sinh học của nước ngoài, chúng mình thu thập được một số thông tin sau. Virus có vai trò quan trọng với hệ sinh thái biển và chu trình cacbon. Đồng thời, nhờ có virus mà người ta có thể đi sâu vào lĩnh vực phân tử và tế bào. Ví dụ, virus có ích trong các nghiên cứu về di truyền và di truyền phân tử như sao chép DNA, RNA, sao chép, vận chuyển protein dịch và miễn dịch học. Virus được sử dụng trong liệu pháp gen, chúng được sử dụng để thao tác di truyền tế bào soma của các cá nhân và chúng được sử dụng trong sản xuất thực vật biến đổi gen và động vật. Các nhà khoa học đang tập trung vào nghiên cứu để phân lập các gen virus cụ thể để sản xuất số lượng lớn các protein virus mà có thể sử dụng như một loại vắc xin .
Virus có hại, nhưng khi chúng ta tìm ra phương thức kiểm soát và ứng dụng cụ thể thì virus có thể rất hữu dụng. Trên đây là bài thuyết trình của nhóm em, xinh chân thành cảm ơnnn~