Đệ nhất chương (Hạ)

266 12 1
                                    

Xuân miên bất giác hiểu
Xứ xứ vấn đề điểu
Dạ lai phong vũ thanh
Hoa lạc chi đa thiểu

Xuân ngủ chưa tỉnh giấc
Khắp nơi chim líu lo
Bóng đêm mưa thôi thúc
Hoa rụng buồn đợi xuân.
-:-Sưu Tầm-:-

Hai tháng qua đi kể từ trận bão tuyết ngày ấy, mùa đông cuối cùng cũng lòng không cam, tình không nguyện mà ly khai, cô nàng mùa xuân khoác lên trên mình tấm sa y xanh biếc, khẽ khàng bước tới, xuân về khắp nơi, tuyết lạnh tan ra, cành liễu bên bờ lấm tấm những chồi non mơn mởn, từng đàn chim én kéo đuôi nhau bay về từ phương nam. Tiếng hót "Líu ríu" thanh thúy mở đầu cho một mùa tràn đầy sức sống. Mọi người đều bước ra khỏi phòng ốc tránh đông, tất cả  nô nức rủ nhau dạo chơi giữa thiên nhiên để cảm nhận hơi thở của mùa xuân.

Trên con đường cái náo nhiệt, đông người qua lại, màn trướng theo gió tung bay mời chào khách đến, điếm tiểu nhị đứng ở cửa lớn tiếng nhiệt tình tiếp đón lai khách đến từ tứ phương; bên dược điếm, tiếng  giã thuốc vang lên không dứt; còn bên lò rèn, tiểu nhị không ngừng bày ra các loại dao kéo sắc bén cho khách nhân xem; thuyền bè tấp nập qua lại trên con sông bắt ngang qua thành, từ tám phía, các loại thuyền hàng chen chúc lướt tới, khiến cả dòng sông vốn đã nhỏ hẹp nay lại chật như nêm côi.

Trên đường người đến người đi, rộn ràng nhốn nháo, tiếng cười nói vang vọng khắp phố, kiệu phu nâng thanh liêm tiểu kiệu thét to bảo  người đi nhường đường; người thì gánh hàng rong đi khắp hang cùng ngõ hẻm, thần tình tươi cười, xởi lởi chào hàng cho mình; trên bãi đất trống đầu phố, tiếng chiêng trống rền vang, nhóm nghệ nhân du tẩu giang hồ biểu diễn các trò mới lạ mà họ học được từ các nơi, mọi người tò mò liền lập tức vây quanh trong ngoài hơn ba vòng.

Cái náo nhiệt và phồn hoa nơi thành Đông Kinh trên thế gian này, bất cứ thành thị nào cũng không sánh bằng, nghiệp rượu kinh doanh càng ngày càng phát đạt. Nói tới nơi nổi danh nhất kinh thành, hỏi một trăm người thì có đến chín mươi chín người nhắc đến nhất lâu nhất viện, còn một người kia không phải ngốc tử thì chính là nông dân mới vào chốn thành thị không biết đông tây nam bắc là gì cả.

Lâu là cái gì? Viện là ra sao? Lâu  chính là Thiên Nguyệt Lâu, chuyên bán tửu thực. Viện là Hàm Hương Viện, cái mà họ bán chính là nữ nhân, nói theo kiểu thô tục thì nơi đó chính là thanh lâu kĩ trại.

Nếu chỉ nghe như thế thôi thì nhất định sẽ có người thắc mắc, kinh thành không thiếu gì tửu lâu kỹ viện, vậy thì nhất lâu nhất viện này có điểm gì đặc biệt? Đích xác, những thứ mà nhất lâu nhất viện này bán trên cơ bản cùng  một dạng nhưng lại có điểm khác biệt với các tửu lâu kỹ viện khác , nhưng chính cái điểm không giống đó đã tạo nên danh khí cho lâu và viện nọ. Cũng giống như người vậy , trên đời này người nào cũng có hai mắt, một mũi, một miệng, nhưng vì sao lại có người nhìn  xuất sắc phi phàm hơn hẳn mọi người khác? Chính là bởi vì cái khí chất mi mục bất đồng .

Trở lại chuyện chính, nhất lâu nhất viện này có điểm gì khác biệt với tửu lâu kỹ viện bình thường? Trước tiên là nói về Thiên Nguyệt Lâu đi, Thiên Nguyệt Lâu bán rượu, là loại mà ngay cả đại mạc hảo hán cùng Giang Nam thư sinh đều tán thưởng là hảo tửu; bán thực, chính là mỹ thực khiến cả đại nội ngự trù đều phải mặc cảm tự tị. Trừ cái đó ra, lầu các ở Thiên Nguyệt Lâu tinh xảo hoa mỹ nhất trên đời, nó có ba tầng kiến trúc, độ cao gần với hoàng cung, đứng ở trên lầu ba, có thể quan sát cảnh sắc khắp thành Đông Kinh. Trong lâu hằng năm đều có thuyết thoại, bách hí (tạp kỹ), ca vũ chờ để được biểu diễn, những người được mời tới đều là nghệ nhân nổi tiếng đương thời, bởi vậy nghệ nhân trong thiên hạ coi việc được tới biểu diễn ở Thiên Nguyệt Lâu là điều vinh quang nhất.

Phồn Hoa Thịnh Khai (Uyên Điểu)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ