6. Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức, Gia Long, quốc triều khám tụng điều lệ
* Bộ luật Hồng Đức (quốc triều hình luật=lê triều hình luật,
Là bộ luật hành văn hoàn chỉnh đầu tiên ở nước ta, được duy trì và sửa đổi, bổ sung qua nhiều triêu đại. Bộ luật có 13 chương, 722 điều đã thể hiện trình độ lập pháp rất cao của thời đại đó.
Bộ luật về hình thức là hình luật, nhưng thực chất nó lại là bộ luật tổng hợp của nhiều kĩnh vực khác nhau.
Về nội dung, bộ luật nhằm bảo vệ vương quyền, chế độ quan liêu, trật tự, đẳng cấp, gia đình phụ hệ và ý thức hệ Nho giáo. Bộ luật có mô phỏng luật của phương Bắc nhưng lại có nhiều nội dung mới, có tính tiến bộ về kế thừa một số tập quán cổ truyền của dân tộc. Điểm tiến bộ, nổi bật của quốc triều hình luật là chú trọng đến quyền lợi của người phụ nữ, thể hiện trong chế độ thừa kế tài sản và chế độ xử lý ly hôn. Bên cạnh đó, quốc triều hình luật cũng quan tâm, bảo vệ dân thường, đặc biệt những người nghèo khổ. Trong bộ luật có nhiều hình phạt đối với các quan lại, người quyền quý ức hiếp, sách nhiễu dân đinh.
Trong lĩnh vực hình sự có nhiều nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc vô luật bất hình, nguyên tắc chiếu cố, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc chịu trách nhiệm thay thế liên đới, nguyên tắc miễm giảm trách nhiệm hình sự, nguyên tắc thưởng cho người có công tố giác, trừng phạt người che dấu, nguyên tắc những người thân thuộc đước che giấu tội cho nhau...
Các tội đước quy định trong bộ luật rất cụ thể, tuy nhiên có thể chia thành nhóm các tội thập ác(tội đặc biệt gây nguy hiểm cho xã hội, nó xâm phạm trực tiếp đế vương quyền hay trật tự gia đình phong kiến) và nhóm các tội phạm khác.
Hệ thống hình phạt được áp dụng khi có hành vi phạm tội xảy ra gồm có nhóm Ngũ hình với tư cách là nhóm hình phạt chính và nhóm các hình phạt bổ sung khác. Ngũ hình gồm có Xuy, Trượng, Đồ, Lưu, Tử.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, thể hiện nguyên tắc hôn nhân áp đặt, không được tự do hôn nhân, điều kiện kết hôn được quy định chặt chẽ, thủ tục kết hôn gồm đính hôn và thành hôn.
Trong quan hệ gia đình, bảo vệ trật tự gia trưởng phong kiến, củng cố sự hòa thuận, quy định trách nhiệm đối với nhau của các thành viên trong gia đình.
Trong lĩnh vự dân sự, khẳng định 2 chế độ sở hữu đối với ruộng đất là sở hữu nhà nước (ruộng công) và sở hữu tư nhân (ruộng tư), các hợp đồng về ruộng đất phải bằng văn bản do trưởng làng viết hoặc chứng kiến được gọi chung là văn khế.
Quy định về thừa kế rất chặt chẽ, có điểm tiến bộ là ghi nhận phụ nữ cũng có quyền thừa kế ngang với quyền của nam giới.
Trong lĩnh vực tố tụng, có quy đinh quyền khởi kiện của người dân, quy định thẩm quyền xét xử theo cấp. Các quan lại là người hành pháp đồng thời là người xét xử...
* Bộ luật Gia Long(Hoàng Việt luật lệ)
Bộ luật được chia thành 22 quyển với 398 điều, quy mô khá lớn.