NGƯỜI ĐÀN ÔNG VẬN ĐỒ ĐEN

188 2 0
                                    

CHƯƠNG 1

Bây giờ tôi đã là một lão già nhưng câu chuyện thì lại xảy ra lúc tôi hãy còn rất trẻ, năm lên chín. Đấy là mùa hè năm 1914, sau khi anh Dan của tôi qua đời trên cánh đồng phía Tây, không lâu trước khi nước Mỹ tham gia thế chiến I. Tôi chẳng bao giờ kể cho bất kỳ ai về những gì xay? ra tại ngã ba dòng suối trong ngày ấy và tôi cũng sẽ chẳng bao giờ hé răng. Nhưng tôi quyết định sẽ viết lại nó, trong cuốn vở này, cuốn vở tôi đặt trên bàn cạnh giường ngủ. Tôi không thể viết dài vì tay tôi đã run, thỉnh thoảng tôi phải dừng lại để lấy sức và tôi không nghĩ câu chuyện sẽ quá dài.
Sau này, hẳn ai đó có thể hiểu những gì tôi viết. Đối với tôi, câu chuyện như thế được đọc lên từ một cuốn nhật ký mà chủ nhân của nó đã đi xa. Bằng cách ấy, ừ - câu chuyện của tôi có thể sẽ được đọc. Vấn đề đặt ra là liệu có người tin nó hay không. Câu trả lời: hầu như chẳng có ai. Chẳng hề gì. Nó không chỉ là đức tin tôi tâm niệm và còn cả sự tự do nữa. Tôi đã khám phá: văn chương có thể mang lại điều đó. Trong suốt hai mươi năm, do giữ mục "Qúa khứ và lãng quên" của tờ Castle Rock nên tôi hiểu đôi khi mọi chuyện lại diễn ra theo cách ấy. Những gì bạn viết ra, có lúc nó sẽ giã từ bạn vĩnh viễn, tựa như những bức ảnh cũ, dưới ánh nắng mặt trời, nhạt phai hết thảy chỉ còn lại màu trắng.

Tôi nguyện cầu cho sự siêu thoát ấy.

Một người đàn ông, ở độ tuổi tám mươi, hẳn là dễ dàng vượt qua nỗi ám ảnh của thời thơ ấu. Nhưng bởi tuổi già ngày một xâm lấn đời tôi tựa như những con sóng đang dần liếm đi toà lâu đài cát đã suy sụp nên bộ mặt ghê tởm ấy ngày càng hiện diện rõ ràng hơn trong thẳm sâu ký ức. Nó rực sáng lên - một ngôi sao đen - trong chòm sao kỷ niệm của thời thơ ấu. Hôm qua tôi đã làm gì, đã gặp những ai trong phòng mình tại bệnh viện, đã nói với họ chuyện gì và họ nói gì với tôi - những sự kiện ấy đã bị trôn vùi. Song gương mặt người đàn ông vận đồ đen cứ hiện hình rõ hơn, gần gũi hơn và tôi nhớ không sót một từ nào mà hắn đã nói. Tôi không muốn nghĩ đến hắn nhưng không thể, để rồi thỉnh thoảng, trong bóng tối, tim tôi đập nhanh và mạnh đến nỗi tôi nghĩ nó sẽ xé toang lồng ngực. Thế là tôi mở nắp cây bút máy, chế ngự sự run rẩy của cánh tay để viết những dòng vặt vãnh lên cuốn sổ nhật ký của một trong những đứa cháu gái - tôi không thể nhớ tên, không thể nhớ ngay bây giờ, nhưng tôi bắt đầu với chữ "S" - và nhớ lại mình đã được tặng cuốn sổ ấy vào dịp Giáng Sinh năm ngoái. Nhưng mãi cho đến giờ tôi vẫn chưa bắt đầu. Bây giờ tôi sẽ viết vào đấy. Tôi sẽ kể lại chuyện mình đã gặp người đàn ông vận đồ đen trên bờ sông Castle Stream trong một buổi chiều mùa hạ 1914.

CHƯƠNG 2

Thưở ấy, thị trấn Motton là một thế giới lạ - khác hơn cả những gì tôi sắp kể cho bạn. Đấy là một thế giới không có chiếc máy bay nào lượn trên bầu trời, không có xe ca lẫn xe tải. Bầu trời thị trấn không bị phân chia thành từng khu vực và không bị lập nên những đường bay. Chẳng có con đường nào trong thị trấn được dải nhựa và khu kinh doanh thì chẳng có gì ngoại trừ của hàng Tổng hợp của Corron, cửa hàng đồ gia dụng của Thut, nhà thờ tin lành nằm ở góc phố Christ, một ngôi trường, toà thị sảnh và cách đấy nửa dặm là nhà hàng của Hary, nơi mẹ tôi gọi với thái độ khinh miệt là "tổ rượu".
Dẫu sao thì sự khác biệt lớn nhất vẫn thuộc về lối sống biệt lập của con người thời ấy. Tôi không chắc những người được sinh ra vào nửa sau thế kỷ lại có thể hình dung ra cách sống đó. Mặc dù họ có thể cho cha ông mình xử sự đúng, thì điều đó cũng chỉ nhằm biểu hiện sự tôn trọng trước những người gìa như tôi. Trở lại ngày ấy, còn có một lý do nữa để con người biểu lộ sự kem thân thiện là fạo đó, miền tây xứ Maine chẳng có một chiếc điện thoại nào. Trong vòng năm năm kế tiếp nó vẫn vắng bóng và mãi cho đến năm tôi mười chín tuổi, chuẩn bị vào trường đại học Maine ở Orono thì gia đình tôi mới lắp điện thoại riêng.
Nhưng đấy chỉ là bằng chứng cho một vấn đề. Còn nữa, cả vùng không có lấy một bác sĩ nào ngoại trừ ở Casco và cái nơi người ta gọi là thị trấn thì cũng chẳng có nhiều hơn hai mươi ngôi nhà. Chẳng có tình láng giềng (tôi không khẳng định tôi biết từ ấy, mặc dù động từ "tương trợ" thì luôn luôn dùng để miêu tả chức năng của nhà thờ và những cuộc khiêu vũ tập thể), còn những cuộc hội hè thì được tùy tiện bày ra hơn là có qui củ đều đặn. Bên ngoài của thị trấn là những nông trại đóng trên những khu vực cách xa nhau và từ tháng 12 cho đến giữa tháng ba, chúng tôi gần như ngồi trên những chiếc đệm nhỏ quanh lò sưởi gia đình ấm áp. Chúng tôi ngồi nghe gió lùa qua ống khói và thầm mong đừng có ai ngã bệnh, gãy chân hoặc nảy ra những ý tưởng ngu ngốc giống như gã nông dân ở Castle Rock, người đã chém chết vợ và con của mình ba mùa đông về trước và sau đó khai trước toà là ma qui? đã xúi giục ông ta.
Trong khoảng thời gian trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, gần như cả miền Motton chìm trong những cánh rừng, những vùng đầm lầy đen sẫm đầy muỗi, nai rừng, rắn rết và những điều bí ẩn. Những ngày ấy, ma qui? ẩn hiện khắp nơi.
Chuyện tôi sắp kể ra đây đã xảy ra vào một ngày thứ bảy. Ba tôi đưa cho tôi danh sách toàn bộ công việc cần phải làm, kể cả công việc đáng lẽ ra là của Dan, nếu anh ấy còn sống. Dan là anh trai duy nhất của tôi. Anh ấy chết bởi vết đốt của một con ong độc. Một năm đã trôi qua nhưng mẹ tôi chẳng bao giờ tin vào điều đó. Mẹ nói không thể thế được, phải có nguyên nhân khác, chẳng có ai có thể chết bởi vết đốt của một con ong. Khi Mama Sweet, một phụ nữ lớn tuổi nhất trong Hội Cứu Trợ của Phụ nữ Tin lành cố gắng thuyết phục mẹ tại bữa ăn khuya trong nhà thờ vào mùa đông trước rằng điều tương tự cũng đã xảy ra với ông chủ yêu quí của bà vào năm 73, thì mẹ bịt tai đứng dậy và rời khỏi nhà thờ. Từ đó mẹ không đi lễ nữa và bố chẳng thể nào thuyết phục được mẹ từ bỏ ý kiến của mình. Mẹ tuyên bố mẹ đã chán ngấy nhà thờ và rằng nếu mẹ phải gặp lại Helen Robichaud (tên thực của Mama Sweet) lần nữa thì mẹ sẽ móc mắt bà ta. mẹ nói mẹ không thể tự chủ. Hôm ấy, ba sai tôi kiếm củi, nhổ đậu, lấy cỏ khô từ gác xép, mang hai bình nước đặt vào tủ lạnh, cạo sạch lớp sơn cũ trên nóc hầm rượu. Sau đấy ba bảo tôi có thể đi câu nếu tôi không sợ phải đi một mình, bởi lẽ ba phải đi gặp Bill Eversham về việc mấy con bò cái. Tôi nói tôi không sợ phải đi một mình. Ba mỉm cười như thể ông đã quá biết ý định này. Tuần trước ba đã tặng tôi chiếc cần câu bằng tre, không phải nhân ngày sinh nhật hay sự kiện trọng đại nào mà chỉ bởi đôi khi muốn dành cho tôi một món quà. Và tôi đã khát khao được buông chiếc cần câu ấy xuống dòng Castle Stream, tại một nhánh nhỏ mà cho đến nay tôi vẫn giữ trong ký ức đó là nơi có nhiều cá hồi nhất.
- Nhưng con không được đi quá xa vào trong rừng - Ba bảo tôi - Không vượt quá chỗ suối phân dòng.
- Vâng thưa ba.
- Hãy hứa với ba.
- Vâng, con xin hứa.
- Bây giờ, hãy hứa với mẹ.
Chúng tôi đang đứng phía sau cổng; ba giữ tôi lại để nói chuyện khi tôi đang mang nước vào nhà. Bây giờ, ba quay tôi lại, hướng mặt về phía mẹ, người đang đứng cạnh chiếc bàn mặt đá cẩm thạch, trong ánh nắng ban mai xuyên qua tấm rèm cửa sổ đôi. Lọn tóc xoăn toa? xuống trán, chạm đến lông mày - bạn thấy trí nhớ của tôi có tuyệt vời không? ánh nắng rực rỡ biến những sợi tóc xoăn thành những đường tơ vàng và đã khiến tôi chạy đến ôm choàng lấy mẹ. Trong khoảng khắc ấy, tôi bắt gặp mẹ như một người phụ nữ, cảm nhận mẹ như thể ba đã từng cảm nhận. Tôi nhớ mẹ đang mặc bồ đồ trong nhà được trang điểm bằng những bông hồng nhỏ xíu và đang nhào bột làm bánh. Candy Bill, con chó giống Scot đen nhỏ của chúng tôi đang quanh quẩn bên chân mẹ, mắt ngước nhìn, chờ có gì đấy sẽ rơi xuống. Mẹ đang nhìn tôi.
- Con hứa - tôi nói.
Mẹ cười, nhưng đấy là nụ cười đầy lo lắng luôn hiện trên môi mẹ kể từ ngày ba bồng Dan về từ cánh đồng phía tây. Ngừời ba để trần, ba khóc nức nở. Ba đã dùng áo để che mặt Dan, khuôn mặt lúc ấy đã sưng phù và đổi màu. "Con tôi! - ba gào lên - Ôi con tôi! Lạy chúa, hãy nhìn con tôi!". Tôi hình dung mọi việc như thể vừa xảy ra ngày hôm qua. Và đấy là lần duy nhất trong đời tôi nghe ba gọi tên Chúa trong cơn tuyệt vọng.
- Con hứa gì vậy, Gary? - Mẹ hỏi
- Hứa sẽ không đi xa hơn điểm rẽ của dòng suối, thưa mẹ.
- Không đi xa hơn chứ?
- Không ạ.
Mẹ nhìn tôi khắc khoải, không nói gì rồi tiếp tục công việc.Thùng bột bây giờ đã nhuyễn và chuyển sang mầu vàng nhạt.
- Con hứa không vượt qua nơi con suối phân dòng, thưa mẹ.
- Cảm ơn con, Gary - Mẹ đáp. - Và hãy nhớ cố nói cho đúng ngữ pháp trong giao tiếp đời thường lẫn ở trường.
- Vâng, thưa mẹ.
Cady Bill luôn theo sát khi tôi làm việc, ngồi giữa hai chân tôi khi ăn trưa, ngước nhìn tôi bằng cái nhìn háo hức như khi mẹ nhào bột. Nhưng khi tôi cầm chiếc cần câu mới, giỏ đựng cá cũ mỏng manh và bước ra khỏi sân thì nó dừng lại, ngồi trong đám bụi cạnh hàng rào chống tuyết nhìn ra. Tôi gọi nhưng nó không theo. Nó sủa đôi tiếng như muốn bảo tôi quay lại, nhưng tôi đã đi xa.
- Vậy thì hãy ở lại - tôi nói, cố giữ kiểu giọng bất cần. Dẫu sao tôi cũng hơi buồn, Cady Bill luôn đi câu cá cùng tôi.
Mẹ bước ra cửa, lấy tay che mắt và nhìn về phía tôi. Tôi vẫn có thể hình dung ra mẹ dõ mồn một tựa như người ta thường lưu giữ hình ảnh của người và về sau trở nên bất hạnh hoặc đột ngột qua đời.
- Con chờ ba nhé, Gary!
- Vâng, thưa mẹ, con chờ.
Mẹ vẫy tay. Tôi cũng vẫy. Sau đó tôi quay lại và bước đi.
Khoảng một phần tư dặm, tôi đi trong ánh nắng nóng bức đang dọi xuống cổ mình. Song lát sau, tôi đã vào rừng, nơi có hai hàng cây bên đường toa? bóng, không gian mát mẻ, ngập mùi linh san; bạn có thể nghe rõ tiếng gió lùa qua những cánh rừng thông rậm rạp. Tôi bước đều với chiếc cần câu trên vai, theo cách những cậu bé thủa ấy thường làm, một tay cầm giỏ đựng như thể xách va li hay cặp mẫu của các thương gia. Khoảng hai rặm xuyên qua rừng theo con đường, chẳng có gì đáng lưu ý ngoài hai vết lún ở đám cỏ mọc trên mỏm đất nhô lên ở giữa. Tôi bắt đầu nghe tiếng rì rầm, hối hả của dòng Castle Steam. Tôi hình dung ra những con cá hồi lưng lốm đốm sáng, bụng trắng toát, tim tôi đập rộn ràng trong lồng ngực.
Dòng suối chảy qua chiếc cầu gỗ bé nhỏ, bờ suối dốc và nhiều bụi rậm. Tôi cẩn thận lần xuống, dò trước rồi mới đặt chân. Tôi cảm giác như thể mình đang giã từ mùa hè để quay lại những ngày xuân. Hơi mát từ từ dâng lên từ mặt nước, mang theo cả mùi ngai ngái như thể mùi rêu. Khi xuống đến mép nước, tôi chỉ dừng chân lại trong chốc lát hít thật sâu mùi rêu ấy, xem những con chuồn chuồn lượn vòng và đám bọ đang rượt trên mặt đất. Đằng xa, tôi thấy một con cá hồi nhảy lên đớp bướm, chú cá thực lớn, dài độ ba tấc rưỡi. Và rồi sực nhớ rằng mình đến đây không phải để ngắm nhìn, tôi bước dọc theo dòng chảy và thả câu lần đầu tiên.
Đằng kia, chiếc cần câu vẫn trong tầm mắt, nhô mình trên dòng suối. Cần câu bị kéo một, hai lần và con gì đó đã xơi nửa con mồi. Dẫu cho loài cá ấy quá quỷ quyệt trước tay câu chín tuổihc có thể chúng không quá đói để bất cẩn trước miếng mồi thì tôi cũng đã rời khỏi nơi ấy.
Tôi dừng lại ở hai, ba nơi khác trước lúc tới ngã ba của dòng Castle Stream, một nhánh nhỏ theo hướng tây nam vào Castle Rock, nhánh còn lại theo hướng đông nam đổ về quận Kashwakamak. Tại một trong hai điểm, tôi tóm được chú cá hồi khổng lồ, lớn nhất trong suốt cuộc đời đi câu của tôi. Bằng chiếc thước nhỏ để trong giỏ, tôi đo được chiều dài con cá là mười chín inch. Nó thực sự là chúa tể của dòng nước cá hồi, không chỉ những ngày ấy mà ngay cả bây giờ. Nếu tôi thừa nhận nó quả là tặng vật xứng đáng cho ngày hôm đó và quay về nhà thì chắc hẳn bây giờ tôi chẳng có gì để viết (và giờ đây tôi mới thấu hiểu sự việc hoá ra tồn tại dai dẳng hơn những gì tôi đã nghĩ), song tôi đã không chấp nhận. Thay vào đó, tôi ngắm con cá rồi bắt chước ba, tôi làm sạch, đặt nó lên lớp cỏ khô ở dưới đáy giỏ, phủ lớp cỏ tươi có thấm nước lên trên rồi tiếp tục câu. Ở độ tuổi ấy, tôi đã không nghĩ việc bắt con cá 19 inch lại là một sự kiện đáng lưu ý mặc dù tôi nhớ mình đã sững sờ ra sao trước sơik dây câu đã không bị đứt khi tôi không có lưới cũng như thủ thuật kéo được nó lên khỏi mặt nước, lóng ngóng lôi được nó về phía mình theo đường vòng cung dùng dằng bởi cái đuôi con vật đập loạn xạ.
Mười phút sau, tôi đi đến nơi thủa ấy dòng suối phân nhánh (bây giờ thì chẳng còn nữa, những ngôi nhà hai bên lộ, một ngôi trường của quận mọc ngay trên nguồn của dòng Castle Stream và nếu hãy còn dòng suối thì nó phải chảy ngầm dưới lòng đất, chảy vòng phiến đá xám khổng lồ có kích thước tương tự ngôi nhà ngoài của chúng tôi. Tại đấy có khoảng đất bằng phẳng đầy cỏ mềm mại tuyệt đẹp quay mặt về nơi tôi và ba tôi gọi là nhánh Nam. Tôi ngồi nhón gót, buông câu vào dòng nước và hầu như ngay tức thì, giật lên một chú cá hồi cầu vồng xinh xắn. Nó không lớn bằng con cá chúa của tôi - chỉ dài khoảng ba phân - nhưng nó vẫn là con cá tiểu hùng. Tôi rửa nó trong dòng suối, nắn thẳng rồi thả vào giỏ rồi buông câu trở lại.
Bây giờ thì chẳng còn cú đớp mồi vội vàng nào, vì thế tôi ngả người ra sau quan sát bầu trời xanh trên đầu nguồn con suối. Nhiều đám mây bồng bềnh trôi từ tây sang đông, tôi cố tưởng tượng chúng giống hình gì. Tôi thấy một con kỳ lân, một chú gà trống và một con chó trông từa tựa như Candy Bill. Tôi đang tìm những hình kế tiếp thì đã chìm vào giấc ngủ. Hoặc có thể đã ngủ say, tôi không rõ. Tất cả những gì tôi ý thức được là dây câu của tôi bị kéo mạnh làm chiếc cần câu sắp tuột khỏi bàn tay. Điều đó đánh thức tôi vào buổi chiều ấy. Tôi ngồi dậy, giữ chặt cần câu và đột nhiên linh cảm được có vật gì đang đậu ngay trên chóp mũi. Tôi nhìn xuống và thấy một con ong. Tim tôi có thể chết cứng trong lồng ngực và nỗi kinh hoàng thứ hai mà tôi nhận ra được là mình đã đái ra cả quần.
Dây câu lại bị kéo, lần này mạnh hơn, và dẫu cho tôi có giữ phần cuối cần câu để nó không bị kéo xuống suối, không bị lôi tuột đi xa (tôi nghĩ mình đã buộc dây câu vào ngón chân giữa) thì tôi vẫn không cố kéo bắt nó. Tất cả sự tập chung cao độ của tôi đều đổ dồn vào cái sinh vật màu vàng điểm đen, béo tròn đang sử dụng chóp mũi tôi như một điểm nghỉ chân.
Chầm chậm, tôi trề môi dưới và thổi lên. Con ong hơi mất thăng bằng nhưng vẫn bám chặt lấy chỗ của nó. Tôi thổi lần nữa, nó lại mất thăng bằng, song lần này nó tỏ vẻ khó chịu nên tôi không dám mạo hiểm nữa bởi sợ nó nổi đoá mà đốt tôi. Khoảng cách quá gần nên tôi nhìn thấy rõ những gì nó đang làm. Và thật dễ dàng hình dung vòi của nó châm vào một trong hai cánh mũi, phóng chất độc lên mắt. Rồi lên não tôi.
Một ý nghĩ kinh hoàng đến trong tôi - đây đích thị là con ong đã giết anh trai tôi. Tôi biết điều ấy là không đúng bởi tuổi thọ của loài ong mật chỉ kéo dài một năm (trừ những con ong chúa, tôi không rõ lắm về chúng). Nó không đúng bởi lẽ vào năm lên chín, con ong sẽ chết ngay sau khi đốt xong. Vòi của chúng toe ra và lúc cố bay xa sau khi gieo chết chóc, chúng tự xé xác mình thành nhiều mảnh. Nhưng ý tưởng trên vẫn bám dai dẳng. Đấy là con ong đặc biệt, một con ong ma, nó quay trở lại để hoàn thành nhiệm vụ kết liễu cuộc đời của đứa con còn lại của
ALbion và Loretta.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Sep 18, 2017 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Người Đàn Ông Vận Đồ ĐenNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ