phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

51.9K 126 88
                                    


Nam Cao vốn là một nhà văn nổi tiếng với ngòi bút nhân đạo bậc thầy nên những tác phẩm của ông luôn mang những giá trị cao đẹp đầy tính nhân văn. Một nhà văn muốn viết được nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo.Trước Cách Mạng, Nam Cao viết về hai đề tài, đè tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài nông dân hay nhất, tiêu biểu nhất phải kể đến sáng tác đầu tay của Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo. Linh hồn của câu chuyện là nhân vật cùng tên được nhà văn miêu tả với một tấn bi kịch của số phận, bi kịch mà xã hội phong kiến gây ra cho Chí Phèo cũng như nhiều người nông dân truớc CMT8, tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

Tác phẩm bắt đầu với một màu xám xịt cùng một đứa trẻ xám ngắt bị bỏ trong cái váy đụp tại cái lò gạch cũ, đứa trẻ ấy là Chí Phèo. Sinh ra đã mồ côi, hắn ta lớn lên nhờ tình thương giữa những người nông dân nghèo khổ, đi ở cho nhà này đến nhà kia, hắn cũng là một nông dân lương thiện, sống với cái mơ ước giản đơn nhất của đời người, hắn muốn có một gia đình nhỏ, vợ dệt vải, chồng cày thuê. hắn sống giản đơn, thiện lương và có lòng tự trọng. Mơ ước ấy chứng tỏ rằng hắn là một người nông dân thuần hậu, thậm chí làng Vũ Đại còn gọi hắn là người "lành như cục đất".Ta còn thấy Chí phèo là một người trong sáng và trọng danh dự.Làm canh điền cho nhà Bá Kiến, rồi một lần bị bà Ba Kiến gọi lên bóp chân,Chí Phèo chỉ thấy nhục, thấy sợ .Trái tim của Chí Phèo hai mươi tuổi đâu còn là gỗ đá và hắn ta đã nhận thức được đâu là tình yêu chân chính, đâu là thói dâm ô. Bị gọi "đấm bóp cho bà 3 quỷ quái hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì". Chi tiết này được Nam Cao đưa vào để góp phần khẳng định Chí là một người nông dân thiện lương và chất phác, nhưng đó chỉ là trước khi Chí bị bắt đi tù vì . Chí đang sống trong cái xã hội mà "Kiếp người cơm vãi cơm rơi- Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi.", trong cái xã hội mà cạm bẫy người giăng giăng như mắc cửi thì những người hiền lành như Chí Phèo bao giờ cũng phải chịu thiệt thòi. Từ một người nông dân hiền lành Chí như biến thành người khác sau khi được thả ra "Caí đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực và tay chạm trổ đầy những hình rồng phượng, có cả một ông tướng cầm chuỳ.Trông Chí Phèo đặc như một tên săng đá" Lúc này ta chợt giật mình tự hỏi, Chí Phèo đây ư? Chí lúc này chính là hiện thân của cái bi kịch đau đớn của xã hội thời bấy giờ- là người nhưng không được làm người. hắn ta đã từng là người , cũng đã từng mơ ước, cũng đã từng khát khao, ấy vậy mà giờ đây, trông hắn thật đáng thương. Hắn say, hắn say như hủ chìm, hắn đâu phải tên nát rượu cơ chứ, nhưng chính cái làng Vũ Đại toàn bọn ăn thịt người thì hắn cũng phải cướp giật, phải ăn vạ để mà sống nhưng muốn thế hắn phải liều, phải mạnh, và rượu cho hắn ta những điều ấy.

Trong cơn say, hắn ngật ngưỡng bước đi và hắn chửi. Ban đầu hắn chửi trời vì trời sinh ra hắn một con người không hoàn thiện. Rồi hắn "chửi đời" vì đời bạc bẽo đã cưu mang hắn rồi lại vứt bỏ hắn. Tức quá, hắn "chửi cả làng Vũ Đại" đã đẩy hắn vào bi kịch tha hóa thê thảm. Nỗi cô độc đã lên đến tột độ, hắn"chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn"! Đau đớn nhất, Chí Phèo chửi "đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn" làm hắn mang những bi kịch lớn của cuộc đời. Hắn vừa đi vừa chửi, hắn thấy cô đơn, hắn thấy tức anh ách trong lòng, hắn thèm lắm cái cảm giác giao tiếp với đồng loại, hắn muốn có ai đó không ghê sợ hắn mà chửi nhau với hắn, hắn thèm lắm một tiếng nói động tới hắn để hắn biết là người ta còn thấy hắn, còn công nhận hắn là một phần, một con người đúng nghĩa của cái làng Vũ Đại. Rồi cứ như thế, hắn cứ đi rồi hắn chửi, hắn chửi mãi, hắn mong có ai đó chửi lại hắn vì "chửi hắn có nghĩa là còn công nhận hắn là người". Thế nhưng hắn cứ chửi, xung quanh hắn là sự im lặng đáng sợ, hắn chửi rồi lại nghe: " chỉ có 3 con chó dữ với 1 thằng say rượu". Hắn đã bị từ chối quyền làm người tuyệt đối, hắn không còn được xem là người. Từng lời cay độc ấy thoát ra nghĩa là lòng hắn đang gào thét cuồng điên, hắn chửi để thỏa mãn lòng rực lửa đốt khi mà cả làng Vũ Đại không ai lắng nghe hắn. Họ thành kiến với hắn, họ sợ hắn, nói đúng hơn là họ sợ hàng tá phiền phức và hiểm nguy bên trong hắn sẽ liên lụy họ. Tiếng chửi của Chí Phèo vừa mang tâm trạng bất mãn vừa là lời tố cáo sâu sắc xã hội vô nhân đạo với những nếp nghĩ lạc hậu đã cướp đi quyền làm người và ruồng bỏ hắn. Tiếng chửi thật chất là một tiếng kêu cứu thảm thiết của con người đáng thương bị què quặt cả về thể xác lẫn tinh thần đang cố níu chiếc phao đời để mà tồn tại. Tấn bi kịch của đời Chí đã được viết lên như vậy, và có lẽ Chí cũng như bao người khác trong cái xã hội thối nát đương thời, phải gồng mình lên để cố mà sống.

phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam CaoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ