Chương 4 - Sói đến rồi

455 7 0
                                    

(Có một cậu nhóc nghịch ngợm, thích bày trò dại dột, từ trên núi hét vọng xuống "Sói đến rồi", người dân cày bừa dưới núi lên đến nơi mới phát hiện mình bị lừa.
Ngày hôm sau, cậu ta lại hét, "Sói đến rồi", dân làng lại bị mắc lừa chạy lên núi.
Ngày thứ ba, sói đến thật, cậu bé gào khản cổ cũng không ai lên núi giúp cậu, thế là cậu bị sói ăn thịt.)

Trào lưu Ultraman nhanh chóng bị hạ nhiệt. Nửa học kỳ cuối năm thứ 5 tiểu học, một bộ phim hoạt hình mới xuất hiện, nổi tiếng đến mức có thể che mờ ánh hào quang của Ultraman, đó chính là bộ phim hoạt hình được chuyển thể từ bộ manga của Inoue Takehido, Slam Dunk*. Bộ phim này phát sóng dẫn đến sự bùng nổ việc nam sinh chuyển từ đá bóng sang chơi bóng rổ, mà sự thật chứng minh, lựa chọn này rất sáng suốt. Nếu đội tuyển quốc gia chơi hay, bạn may mắn được gọi vào đội tuyển thì sẽ nhận được ánh mắt sùng bái của hàng vạn người dân. Nhưng nếu đội tuyển quốc gia chơi dở, mà bạn lại bất hạnh bị triệu tập vào đội tuyển thì bạn sẽ bị quần chúng khinh thường. Vì thế, lợi ích duy nhất của đội tuyển bóng đá Trung Quốc là giới thiệu môn thể thao vua đến với người dân Trung Quốc. Nếu tôi có tế bào vận động thì tôi sẽ chọn chơi môn bóng bàn, vì không có nước nào có thể vượt qua Trung Quốc ở các kỳ Olympic trong môn bóng bàn.

(*Inoue Takehiko là một hoạ sĩ manga Nhật Bản, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1967 tại Okuchi, Kagoshima. Nhắc đến cái tên này có thể chỉ có một vài người để ý thôi nhưng nếu nói đến Slam Dunk – bộ truyện tranh Bóng rổ nổi tiếng đã được dịch ra 30 ngôn ngữ thì ai cũng biết. Là 1 fan cuồng nhiệt của trái bóng cam, sự nghiệp của Inoue, tuy có nhiều những đề tài đã được ông khai thác, "nhưng không một điều gì kích thích tôi hơn là được vẽ những trang về Bóng rổ" – lời tác giả. Nhiều cậu bé ở Nhật, Mĩ hay cả Việt Nam đã bắt đầu chơi Bóng rổ kể từ khi đọc những trang đầu tiên của Slam Dunk. Tất nhiên, bộ truyện tranh này còn phần nào biến Bóng rổ trở thành 1 bộ môn thể thao được thanh thiếu niên Đông Á yêu thích và hăng say tập luyện.)

Cũng từ đó, tôi bắt đầu phát hiện tôi không giống với các bạn nữ cùng lớp, cảm giác giống như hạc đứng giữa bầy gà.

Các bạn nữ trong lớp tôi ai cũng thích Kaede Rukawa và ghét Hanamichi Sakuragi. Tôi thì lại không có cảm giác gì với Rukawa và cũng không ghét Sakuragi, ngược lại cảm thấy Sakuragi rất đáng yêu.

Tôi thật sự không hiểu rốt cục Rukawa có tài đức gì mà cứ là con gái thì đều thích anh ta, đến cả nữ sinh tiểu học cũng không ngoại lệ? Mà điều làm cho tôi càng thêm khó hiểu là ngay đến cả Đỗ Dực và Lan Vũ Tiệp cũng thích Rukawa, thường xuyên xúm lại thảo luận xôn xao về sự lợi hại giữa Rukawa với mấy cầu thủ khác, đã vậy khi tan học bọn họ còn đến sân bóng rổ tập chơi cho giống Rukawa! Hai người bọn họ muốn trở thành cầu thủ bóng rổ nhưng tiếc là chiều cao không cho phép. Lan Vũ Tiệp thì không cần phải nói, còn Đỗ Dực khi đó cao 166 cm, đối với học sinh tiểu học mà nói đó là chiều cao khủng, nhưng muốn trở thành cầu thủ bóng rổ thì còn cách xa lắm, phải cao ít nhất 185 cm mới được.

(Rukawa, Sagurachi: nhân vật trong Slamp Dunk)

Cũng có vài bạn nam không được cao lắm thích chơi bóng rổ, nhưng tôi lại không thể tưởng tượng được kiểu thường thức của bọn họ, thà rằng họ thích Rukawa còn hơn. Dáng dấp của bọn họ không tệ, chỉ là kiểu tóc của bọn họ rất kỳ quái, cứ như kiểu tóc tổ chim của Songoku trong truyện "7 Dragon Balls" vậy. Tôi thường tự hỏi có phải buổi sáng bọn họ và Songoku phải dùng mấy chai keo xịt tóc để có thể vuốt tóc dựng lên như vậy hay không. Sau đó tôi mới biết nguyên bản của kiểu tóc đó không phải vậy, mà nguyên bản của nó là kiểu tóc thịnh hành ở Nhật Bản những năm 90 nhưng đã bị một số người đần độn làm nghề cắt tóc ở Trung Quốc biến thể lại, kết quả là cái tổ quạ trên đầu mấy bạn nam cùng lớp kia.

Chỉ cần có ánh mặt trời, tôi sẽ rực rỡ [Hoàn]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ