P/s: (1):12 câu đầu
(2):Thuý Kiều trao kỷ vật cho Thuý Vân
(3):8 câu cuốiNguyễn Du là đại thi hào dân tộc nhưng ông đã sống một cuộc đời đầy bi kịch. Ông sống trong giai đoạn chính trị đầy biến động,đồng tiền làm tha hóa con người. Chứng kiến rất nhiều cảnh đời bất công cũng như sự thối nát của xã hội lúc bấy giờ. Có lẽ chính vì vậy mà ông càng trân trọng và cảm thông sâu sắc đối với người phụ nữ. Nguyễn Du đã viết lên tác phẩm "Đoạn trường tân thành" còn gọị là "Truyện Kiều"để nói lên tiếng khóc xé ruột cho nhân phẩm và số phận con người bị chà đạp, cho số phận đáng thương của người phụ nữ tài sắc. Đoạn trích "Trao Duyên" trích "Truyện Kiều" cuả Nguyễn Du đã nói lên nói lên nỗi đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân.
(1)Chỉ với mười hai câu thơ đầu của đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện được tâm trạng đầy chua xót của Thúy Kiều khi thuyết phục em nhận mối duyên này.
(2)Kiều tuy trao duyên nhưng không trao được tình. Đau đớn làm sao tâm trạng của Thúy Kiều khi trao kỉ vật cho Thúy Vân và dặn Vân những chuyện sau này.
(3)Chỉ với tám câu cuối, tâm trạng đau khổ của Kiều đã được đẩy lên đến tận cùng.
Khi gia đình Kiều bị vu oan,cha cùng em trai nàng bị bắt và bị đánh đập tàn nhẫn, Kiều đã bán mình làm vợ lẽ cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha và em, cứu gia đình qua cơn nguy biến. Trong đêm « Trao duyên » Thúy Kiều đã gửi duyên, gửi tình của mình cho Thúy Vân, nhờ Vân chắp nối mối tơ tình dang dở của mình. « Trao Duyên » là đoạn trích đặc sắc nhất về độc thoại nội tâm,là đỉnh cao của nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật.
~~~~~
(1)Tâm trạng của Thúy Kiều khi nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân kết duyên cùng Kim Trọng mang đến cho người đọc cảm xúc thương xót cho mối tơ tình của đôi trai tài gái sắc.« Trao Duyên » là chuyện rất tế nhị, khó nói khó mở lời nhưng bằng tài năng của mình, Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều mở lời trao duyên một cách rất khôn khéo, tế nhị.
Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.Bằng bốn từ « cậy, chịu, lạy, thưa » Kiều đã nói được điều khó nói. Ở đây Kiều không nói từ « nhờ »; là bởi từ « cậy » ngoài ý nghĩa nhờ vả còn mang hàm nghĩa gửi gắm, tin tưởng (tin cậy), trông mong cùng hy vọng. Như vậy tất cả niềm tin, hy vọng của Thúy Kiều đều đặt vào Thúy Vân và cũng chỉ có Vân mới có thể giúp Kiều. Hơn nữa, nếu dùng từ « nhờ » thì âm điệu của câu thơ sẽ nhẹ đi, phần nào làm giảm đi sự tha thiết trong lời nói của Thúy Kiều. Từ đó cho thấy từ « cậy » mang đến sắc thái ý nghĩa vô cùng đặc biệt, không từ nào có thể thay thế được. Kiều cũng không nói « nhận » lời bởi « nhận »có phần nào tự nguyện,có thể nhận mà không làm. Còn « chịu » lời là sự nài ép, bắt buộc phải nhận không nhận được. Khi nói ra điều này, bản thân Kiều cũng hiểu được mình đang làm khó Thúy Vân, nhưng trong hoàn cảnh này, Kiều không còn cách nào khác. Nếu Vân « chịu »lời thì đây cũng là sự hy sinh của Vân.