trong lịch sử văn học nghệ thuật việt nam, nhiều địa danh của đất nước đã trở thành những đề tài hấp dẫn, và ghi dấu những chiến công vĩ đại như hàm tử, chi lăng, đống đa, sông lô…nhưng gợi nhiều cảm hứng nhất có phải kể đến sông bạch đằng lịch sử - nơi đã diễn ra những trận đánh quyết liệt chống lại quân xâm lược phương bắc. Tai đây, ngô quyền đánh quân nam hán, lê hoàn quét sạch quân tống; trần hưng đạo nhấn chìm đại quân mông nguyên. Bởi thế, chỉ nói riêng trong lịch sử văn học thời trung đại đã có nhiều cây bút tên tuổi như trần mịnh tông, trương hán siêu, nguyễn trãi..đều viết về nó. Nhưng thành công hơn cả là trương hán siêu với phú sông bạch đằng. Tác phẩm này từ lâu đã được đánh giá là bài phú nổi tiếng nhất thời trần và cũng là 1 trong số ít bài phú xuất sắc nhất của văn học trung đại
Đây là 1 bài phú cổ thể, không tuân theo niêm luật chặt chẽ của đường luật. Vần luật của bài phú này tương đối phóng khoáng, giàu nhạc điệu và dễ truyền tụng
Trong 1 bài phú thông thường tác giả hư cấu thêm 1 số nhân vật để đối đáp, tranh luận với mình. Điều đó góp phần cho bài phú thêm sinh động và hấp dẫn hơn, nhờ sự đan xem của những câu đối thoại, câu bàn bạc. Khi bổ sung, khi thì bác bỏ ý kiến ban đầu. ở bài phú sông bạch đằng có những nhân vật như khách, ta, bô lão. Thực chất, đấy là sự phân thân của chính tác giả, trong 1 thủ pháp nghệ thuật của bài phú
trong văn chương trung đại, thiên nhiên được miêu tả khá nhiều. Các nhà văn, nhà thơ tìm đến thiên nhiên trong những tâm trạng khác nhau. ở phú sông bạch đằng, nhà thơ đưa người đọc vào 1 thế giới hùng vĩ, bao la của cửu giang, ngũ hổ, tam ngô, bách việt là những nơi khách đã từng đi qua khách, tỏ ra là 1 con người có tâm hồn phóng khoáng tự do:
giương buồm trong gió chơi vơi
lướt bể chơi trăng mải miết
sớm gõ thuyền chừ nguyên tương
chiều lần thăm chừ vũ huyệtkhách cũng là người đi nhiều, biết rộng
đầm vân mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết
đi nhiều, biết nhiều, nhưng trong thú tiêu hao, khách chỉ học có tử trường, tức là tư mã thiên, nhà sử học nổi tiếng trung quốc, từng chu du khắp đất trung hoa tộng lớn khi viết bộ sử ký bất hủphải chăng khách nói đến tử trường để bày tỏ tâm hồn đồng điệu của mình với người xa. Đi xa, đâu phải chỉ để tiêu hao, ngắm hoa vọng nguyệt, mà quan trọng hơn là tìm đến nơi cha ông ra đã lập chiến công to lớn làm vẻ vang cho lịch sử để chiêm ngưỡng ngợi ca và suy ngẫm
Điều này chứng tỏ vị thế khách thật cao đẹp, chí khí thật hào hùng. Người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp ấy trong chính lời kể đầy tự hào của khách. Khách nhắc đến nhiều địa danh quen thuộc trong sách vở tàu, chúng cách xa nhau hàng ngàn dặm, làm sao có thể đi được trong 1 sớm, một chiều. Đây chính là cách phô diễn ý tưởng có tính chất ước lệ mà thôi. Điều quan trọng là nó đã đưa đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về những khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, góp phần thể hiện sự ham thích tự do, phóng khoáng của nhân vật khách. Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú. Thực ra chỉ là sự chuẩn bị 1 không khí thích hợp trước khi đi vào thế giới hùng vĩ của sông bạch đằng lịch sử