Câu 8: Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức.
1. Nguồn gốc hình thành
a. Truyền thống đạo đức của dân tộc VN
Đạo đức luôn luôn khuyên con người sống phải có tình nghĩa, thuỷ chung, biết trung biết hiếu.
Dân tộc VN là dân tộc đề cao đạo lý làm người, trong đó yêu nước giữ vị trí trung tâm, đứng đầu bảng giá trị đạo đức, đó chính là tình yêu và lòng trung thành đối với tổ quốc và ND.
Thông qua lối hành xử của những người thân trong gia đình Bác.
b. Tiếp thu đạo đức phương Đông và phương Tây
HCM chú trọng, chắt lọc những tinh hoa đạo đức nhân loại: Nho giáo, Phật giáo…và tinh thần của CM DCTS (nhân nghĩa, tương thân của Nho giáo; từ bi của Phật giáo; nhân đạo, bác ái của Thiên chúa giáo).
c. Quan điểm của Mác, Angghen, Lênin về đạo đức
HCM không chỉ tiếp thu những quan điểm, tiếp thu chính trị của các nhà sáng lập CNXHKH mà còn học tập những tấm gương cao đẹp của họ để lại.
HCM cho rằng: Với người phương Đông, 1 tấm gương sáng còn giá trị hơn 100 bài diễn thuyết.
d. Thực tiễn hoạt động CM của HCM
HCM trải qua 1 quá trình hoạt động đầy bão táp, rất sôi nổi. Người đã chứng kiến sự tàn bạo, vô đạo đức của chủ nghĩa thực dân trong việc nô dịch các dân tộc thuộc địa.
Người đã tìm đến 1 học thuyết nhân đạo nhằm giải phóng và phát triển con người, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, 1 học thuyết đấu tranh cho sự tự do, ấm no, hạnh phúc với NDLĐ. Đó là CN M-L.
2. Nội dung
a. Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng
- HCM là lãnh tụ quan tâm đến đạo đức, xây dựng đạo đức mới ngay từ rất sớm, được thể hiện trong bài giảng tập huấn ở Quảng Châu 1927 “Đường cách mệnh”, nêu lên 23 điều về tư cách của người chiến sĩ cách mạng.
- Nâng cao đặc điểm CM, quyết sach chủ nghĩa cá nhân.
- Mỗi chiến sĩ CM phải có đạo đức CM. Để có được phẩm chất đặc điểm tốt đẹp ấy cần trang bị cho họ lý luận thực tiễn thực hành đạo đức . Người quan tâm đến cả 2 phương diện.
- HCM đã xây đựng được quan điểm, chuẩn mực đạo đức đúng đắn phù hợp mang tính chiến đấu cao.
- HCM đã để lại 1 tấm gương đạo đức sáng ngời, tiếp thu đạo đức từ nhiều yếu tố, học thuyết nhất là tấm gương của Lê-Nin.
- HCM coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người CM. Đạo đức là lòng cao thượng của con người. Đạo đức là động lực giúp chúng ta vượt lên khó khăn.
- Người quan niệm nước là nước của dân, dân là chủ của nước vì vậy trung với nước, hiếu với dân là thể hiện trách nhiệm dựng nước và giữ nước.