"Chí Phèo" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài người nông dân trước cách mạng. Nó là một truyện ngắn có thể "làm mờ các tác phẩm khác ra cùng cùng thời", đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong lớp các nhà văn hiện thực phê phán 1930-1945, tác giả đã xây dựng thành công một nhân vật điển hình, nhân vật Chí Phèo. Một chàng trai lương thiện bị xô đẩy vào con đường lưu manh, bị cự tuyệt làm người. Câu chuyện phản ánh một tấn bi kịch có ý nghĩa sâu sắc-thể loại tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam.
Xây dựng nên hình tượng nhân vật Chí Phèo. Nam Cao đã viết nên một bài ca về cuộc đời bi kịch cứ nối tiếp bi kịch. Chí và cuộc đời Chí đại diện cho sự khổ đau tột cùng của người dân Việt Nam trong xã hội thực dân phong kiến xưa.
Sự đau khổ ấy có lẽ đã được báo trước bởi số phận của một đứa trẻ "tứ cố vô thân". Ngay từ khi sinh ra, Chí đã bị vứt bỏ trong cái lò gạch cũ "trần truồng và xám ngắt trong một cái váy để bên lò gạch cũ". Như vậy tuổi thơ của Chí gắn liền với cái danh không cha, không mẹ. Đây cũng chính là nỗi chua xót của một đời người khi sống mà không biết cha, mẹ, tổ tiên. Một kiếp người bị ghẻ lạnh vừa khi lọt lòng. Hai mươi năm là một con người hiền lành bình dị, giàu lòng tự trọng và vô cùng lương thiện. Nhưng bi kịch anh canh điền này khi không có nơi nương tựa, phải bán rẻ sức lao động. Bị bà Ba để ý bắt " bóp chân mà cứ đòi bóp lên trên, lên trên nữa". Khi làm việc sai trái ấy, Chí thấy nhục nhã hơn là thấy thích. Điều này lại chứng tỏ được bản chất ngay thẳng của Chí Phèo.
Không may cho anh chỉ một ghen tuông không đâu. Bá Kiến đã vô cớ đẩy một người con trai vô cùng lương thiện đi tù 7-8 năm trời. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu cuộc đời Chí rẽ đi một hướng khác. Nhà tù thực dân đã biến một Chí Phèo hiền lành trở thành một tên lưu manh, một thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, một con quỷ của làng Vũ Đại.
Bằng nghệ thuật điêu luyện tác giả đã cho người đọc thấy được bức chân dung của một con người bị tha hóa không chỉ về nhân hình mà còn cả nhân tính. " Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh phanh đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm trùy...". Đó là hình dạng của một kẻ côn đồ, hung hăng chỉ biết gây gổ, đâm chém, giết người. Đời Chí là một cơn say dài vô tận, đâu còn là một anh canh điền khỏe mạnh chất phác nữa. Đau xót hơn, lợi dụng sự u mê của Chí, Bá Kiến lại một lần nữa biến Chí thành tay sai, công cụ cho chính mình " bàn tay hắn đã phá tan bao nhiêu gia đình, đạp vỡ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện". Cứ thế đời Chí trượt dài, cuộc đời được xem như đời bỏ đi, nhân hình bị hủy hoại, nhân tính bị xói mòn. Muôn vàn nỗi khốn khổ và tủi nhục mà Chí phải nếm trải không thể không chú ý đến cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
Mở đầu cho thiên truyện, ấn tượng mạnh mẽ nhất cho người đọc là "tiếng chửi". Đây là một thủ pháp nghệ thuật trong cách tạo nét của nhà văn Nam Cao, vừa gây sự tò mò cho người đọc, vừa làm hỏi bật tư tưởng cho tác phẩm. Tiếng chửi là phản ứng của một con người đang đau đớn bất mãn với đời, Chí ít nhiều ý thức được sự bạc bẽo, phũ phàng của cuộc đời, cho thấy Chí Phèo đang cô độc, hắn tồn tại giữa cuộc đời nhưng bị xã hội ruồng bỏ, không có tư cách làm người. " Hắn vừa đi vừa chửi, bắt đầu hắn chửi trời, rồi hắn chửi đời. Tức mình, hắn chửi nagy tất cả làng Vũ Đại. Hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn". Đó là nông nỗi khi không có người nào chửi lại hắn. Có nghĩa là không ai xem Chí Phèo là người, gạt phăng ra khỏi xã hội. Đây cũng chính là tiếng nói đau thương, là đỉnh cao bi kịch, bị tước quyền làm người. Chí Phèo là hiện tượng có quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của quá trình bị đè nén, áp bức ở nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám.
Số phận Chí Phèo là một chuỗi dài bi kịch mà có lẽ bi kịch sau bao giờ cũng đau đớn hơn bi kịch trước. Đúng lúc Chí dấn thân đến chỗ tột cùng của sự tha hóa, đúng lúc người ta tưởng Chí triền miên trong cuộc đời một con quỷ dữ thì Nam Cao khai thác trong chiều sâu tâm hồn của nhân vật một đốm lửa nhỏ nhoi bừng sáng. Đó là cuộc hội ngộ của Chí Phèo và Thị Nở. Thị Nở là một con người "dở hơi, xấu ma chê quỷ hờn", người đàn bà hội tụ mọi bất hạnh của người phụ nữ. Khi ăn nằm với nhau mọi thứ thay đổi. Vai trò của Thị Nở trong tác phẩm rất quan trọng, là nguồn sáng duy nhất còn lại ở làng Vũ Đại chiếu sáng cõi đời tối tăm của Chí. Đây cũng chính là dấu mốc thứ hai đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo, kéo chí từ bước sống thú vật trở lại làm người.
Sau cuộc tình ngắn ngủi với Thị Nở. Lần đầu tiên từ những ngày ở tù về Chí thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và nhận ra âm thanh quen thuộc trong cuộc sống đời thường "tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá..." những âm thanh ấy gợi nhớ trong Chí những ước mơ rất giản dị đã có từ thuở xa xưa "ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng...". Lần đâu tiên Chí thấy buồn, rồi thấy sợ "tuổi già, đói rét, ốm đau và cô độc". Bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức trong Chí những tình cảm lành mạnh. Ăn cháo mà thấy mắt như ươn ướt, lần đầu biết cản nhận và bộc lộ cảm xúc. Đây là một tâm trạng rất lạ của Chí, lần đầu tỉnh táo để nghĩ về cuộc đời, khao khát được hoàn lương " trời ơi! Hắn thèm lương thiện ". Rồi chợt chua xót nhận ra đó là ước muốn không thể nào trở thành hiện thực. Nhưng Chí biết làm gì đây trước thành kiến xã hội, liệu những con người trước đây vốn sợ hắn xa lánh hắn có chấp nhận hắn trở về? Hắn căm ghét quá khứ, căm ghét vợ chồng Bá Kiến, căm ghét thành kiến xã hội. Chí xót xa và hối hận cho quãng đường đầy bất hạnh của mình. Nam Cao đã thực sự hóa thân vào nhân vật để cảm thông, để chia sẻ những hạnh phúc nhất đời Chí. Thế là sau bao nhiêu năm Chí bị cự tuyệt làm người, Chí Phèo đã tìm cho mình con đường trở lại làm người. Chí đã tạo ra chiếc cầu nối để làm hòa với xã hội, chiếc cầu ấy là Thị Nở. Tiếng gọi của tình yêu cũng là tiếng gọi của đời lương thiện. Chí mong ngóng và khao khát cùng Thị xây dựng một gia đình, Thị có thể chung sống với Chí thì làng Vũ Đại mới chấp nhận Chí. Nhưng tất cả dập tắt khi bà cô Thị Nở xuất hiện. Tác giả đã chú ý tới bà cô Thị Nở, đại diện cho định kiến xã hội tàn ác đã phủ nhận sự tồn tại của Chí và quyết liệt ngăn cản hạnh phúc của cô cháu gái. Điều đó khiến Chí suy nghĩ rất nhiều, hiểu rất rõ và cõi lòng anh tan nát. Anh cố níu kéo, nhưng tình yêu đã ngoảnh mặt đi, cự tuyệt, từ chối anh. Tất cả sụp đổ, Chí Phèo rơi vào tình thế tuyệt vọng, đau đớn, vật vã trong bi kịch tinh thần của một con người sinh ra là người mà không được làm người.
Thế là hạnh phúc nhỏ nhoi của Chí đã có trong tay một lần nữa lại bị ý thức xã hội tước đoạt. Thị Nở là chiếc cầu vồng sau cơn mưa. Xã hội với quan niệm tàn nhẫn đã cự tuyệt cao độ đến đường sống, quyền làm người của Chí. Không ai cho Chí làm người lương thiện, kể cả khi Chí đòi làm người lương thiện " ai cho tao lương thiện " " Tao muốn làm người lương thiện....làm sao để mất các vết sẹo trên mặt này?...". Những câu hỏi dồn dập như chất chứa bao căm phẫn, bế tắc. Đồng thời thể hiện khát khao cháy bỏng của người dân khốn khổ được sống lương thiện. Hành động giết Bá Kiến cho người đọc thấy cuối cùng rồi Chí cũng trả được mối thù. Và cái chết của Chí là lời tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội vô nhân, là lời kêu cứu khẩn thiết về quyền con người.
Chí Phèo của Nam Cao được đánh giá cao chính ở giá trị tố cáo. Thông qua số phận Chí Phèo, Nam Cao phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ và thực trạng người nông dân bị đè nén, âm thầm chịu đựng rồi tuyệt vọng. Bên cạnh đó Nam Cao cũng bày tỏ niềm cảm thông, tình thương đối với người dân bị đẩy vào đường lưu manh hóa, phát hiện bản chất tốt đẹp vốn có của họ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Chí Phèo
Random"Chí Phèo" là một truyện ngắn đặc sắc.....