1. Hình thức quản lý nhà nước? (Khái niệm, đặc điểm và phân loại)
a) Khái niệm:
Hình thức quản lý nhà nước là những biểu hiện ra bên ngoài của những hoạt động quản lý cùng loại về nội dung, tính chất và phương thức tác động của chủ thể lên khách thể quản lý.
b) Đặc điểm:3 đặc điểm cơ bản
- (1) các hình thức quản lý nhà nước cũng là “những hoạt động”.
- (2) mỗi loại hình thức quản lý nhà nước phải có cùng nội dung, tính chất và phương thức tác động.
- (3) nhiều hình thức quản lý nhà nước thể hiện chức năng, thẩm quyền của cơ quan quản lý nên có thể nói quyền thực hiện các hình thức đó là một bộ phận cấu thành thẩm quyền.
c) Phân loại:5 loại
- (1) ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- (2) ban hành văn bản áp dụng pháp luật
- (3) thực hiện các hoạt động khác mang tính chất pháp lí
- (4) áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
- (5) thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kĩ thuật.
d) Các hình thức quản lý:
d.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định; trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong QLHCNN, hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức QLHCNN quan trọng nhất của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng chấp hành và điều hành.
- Đặc điểm:
+ Các VBQPPL do các cơ quan QLHCNN ban hànhnhằm mục đích cụ thể hóa, chi tiết hóa luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên.
+ Văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện quan trọng để các chủ thể QLHCNN thực hiện chức năng điều hành.
Văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện hữu hiệu để các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác động tích cực lên các lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc quyền quản lý của mình trong khuôn khổ những yêu cầu chung của luật.
Cụ thể là thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước: